Lạm phát tại Mỹ tiếp tục hạ nhiệt trong tháng 8?
Giá xăng giảm được dự báo tiếp tục là động lực chính giúp làm chậm lại đà tăng giá tiêu dùng tại Mỹ trong tháng 8.
Giá xăng giảm thời gian qua có thể làm chậm lại tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ trong tháng thứ hai liên tiếp. Tuy nhiên, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ không sớm từ bỏ chiến lược siết chính sách tiền tệ, và bằng chững rõ ràng nhất có thể là một bước tăng mạnh lãi suất trong kỳ họp sắp tới khi lạm phát tiếp tục neo ở ngưỡng cao hơn so với mục tiêu.
Các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Reuters dự báo CPI tháng 8 của Mỹ giảm 0,1% so với tháng trước đó sau khi đi ngang trong tháng 7. Trong khi đó, nếu tính vắt năm, CPI tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức tăng 8,5% trong tháng trước đó.
Bên cạnh đó, giá năng lượng thế giới cũng đang trong hướng giảm cũng góp phần làm "hạ nhiệt" lạm phát tại nền kinh tế số một thế giới.
Một số chuyên gia nhận định người tiêu dùng đang có xu hướng chặt chi tiêu trong khi các doanh nghiệp lại liên tục gia tăng sản xuất trong suốt thời gian qua nhằm đáp đón đầu nhu cầu hàng hóa bùng nổ sau đại dịch. Điều này cũng góp phần kéo giảm lạm phát.
“Áp lực lạm phát trên giá hàng hóa rõ ràng đang suy giảm. Giá một số mặt hàng tăng nóng trong thời gian qua, ví dụ như xe ô tô cũ, đang bắt đầu đi xuống”, theo Solita Marcelli, Giám đốc đầu tư tại Americas at UBS Global Wealth Management.
Tuy nhiên, dù lạm phát được dự báo thấp hơn trong tháng 8, Fed vẫn liên tục phát đi tín hiệu về việc tiếp tục lộ trình siết chính sách tiền tệ vì lạm phát vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2%. Trong tuần trước, Chủ tịch Fed Jerome Powell và Phó Chủ tịch Lael Brainard đều lên tiếng khẳng định quyết tâm tăng lãi suất trong kỳ họp sắp tới, làm gia tăng xác suất cơ quan này tăng lãi suất thêm 0,75% lần thứ ba liên tiếp.
Nhu cầu dịch vụ tiếp tục tăng cao, góp phần thu hẹp đà giảm trong chỉ số giá tiêu dùng.
Lạm phát cơ bản, không bao gồm chi phí năng lượng và thực phẩm, được dự báo tăng 0,4% so với tháng 7, cao hơn mức tăng 0,3% trong giai đoạn trước đó.
Chi phí nhà ở chiếm tỷ trọng lớn trong nhóm chỉ số giá dịch vụ được dự báo tiếp tục đi lên do chi phí thuê nhà chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”.
“Góp phần vào mức tăng cao hơn của CPI cơ bản là chi phí thuê nhà”, theo Ian Shepherdson tới từ Pantheon Economics. “Tuy nhiên, mức tăng chi phí thuê nhà hoàn toàn có thể đang tạo đỉnh”, ông nhận định.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận