menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vo Cong sang

Lạm phát, áp trần giá dầu

Có 2 loại lạm phát chính là Cầu Kéo và Chi Phí Đẩy

Nhưng mức hiệu quả của chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ thắt chặt, để kìm chế lạm phát là khác nhau.

Đối với CẦU KÉO: Việc siết chặt chính sách tiền tệ sẽ giúp cho lượng cung tiền giảm xuống, đồng thời cũng làm cho nhu cầu sử dụng hàng hóa ít hơn. Từ đó kìm chế được lạm phát, đưa lạm phát về mức có thể kiểm soát.

Nhưng CHI PHÍ ĐẨY thì khác: Trong ngắn hạn, chính sách tiền tệ có thể giúp làm giảm giá các sản phẩm ( cụ thể ở đây là Dầu), do nhu cầu tiêu thụ của thị trường đi xuống. Nhưng trong mục tiêu dài hạn, để phát triển nền kinh tế, thì khi các quốc gia quay trở mục tiêu phát triển kinh tế của mình. Thì điều đó lại mặc nhiên làm giá dầu tăng lên ( do nhu cầu sử dụng tăng trở lại)

Lạm phát, áp trần giá dầu

Hiểu đại khái vấn đề này là

Lạm phát do Cầu Kéo: thì tốc độ phát triển của kinh tế đang lớn hơn 1. Nên đưa về 1 thì kinh tế vẫn phát triển ổn định và trong tầm kiểm soát

Còn lạm phát do Chi Phí Đẩy: Thì nền kinh tế đang ở trạng thái 1, phải chuyển về trạng thái nhỏ hơn 1, có thể hiểu là chấp nhận suy thoái trong ngắn hạn để giảm nhu cầu. Nhưng khi đưa kinh tế về trạng thái 1 để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, thì mức lạm phát tiếp tục quay trở lại. (Do nhu cầu sử dụng dầu tăng lên)

(Vùng 1 là vùng phát triển kinh tế tiềm năng, các nền kinh tế phải đạt đến mức này để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng GDP)

Lạm phát, áp trần giá dầu

Nên vấn đề lạm phát do CHI PHÍ ĐẨY không hề dễ giải quyết. Có 2 cách để giải quyết vấn đề này

1. Phải sử dụng sản phẩm thay thế hoặc nguồn cung thay thế. (Sản phẩm thay thế của Dầu có thể là Điện, nhưng không thể chuyển dao công nghệ một cách nhanh chóng. Chuyển từ xe dầu sang xe điện, tàu dầu qua tàu điện). Hoặc chúng ta có cách thứ 2, là tìm nguồn cung thay thế Nga như OPEC hay Canada. Nhưng có vẻ như vẫn chưa có thể bù đắp lại sự thiếu hụt từ Nga cung cấp.
2. Chi mạnh đầu tư cho quân sự để thiết lập lại trật tự chính trị. Phân chia lại quyền sở hữu tài nguyên. Điều này sẽ gây nhiều hệ lụy trong ngắn hạn như giá dầu tiếp tục tăng cao, kinh tế bất ổn. Nhưng sẽ kiểm soát được lạm phát khi tìm được người chiến thắng.

Việc EU áp trần giá dầu của Nga gần như không khả thi. Làm gì có chuyện người đang có nhu cầu sử dụng, lại có quyền quyết định đến mức giá mua của mình. Nên việc giá dầu vẫn là một vẫn đề nan giải của các quốc gia. Và Nga cũng sẽ sớm trả lời cho động thái này

Hoặc một cách cuối cùng là mọi người chấp nhận sống chung với lạm phát, chấp nhận mức giá cao của giá dầu, sau đó tất cả sản phẩm trên thế giới sẽ điều chỉnh theo. Từ đó thị trường tự tìm đến điểm cân bằng mới. Bài toán này thì thực sự khó và chưa kiểm soát được rủi ro của những nước nhỏ không có tiềm lực kinh tế

Vấn đề dầu khí là một vấn đền nan giải, cần thời gian cũng như sự chung ta của các quốc gia để giải quyết.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
2 Yêu thích
1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại