menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đỗ Cao Bảo

Làm kinh tế mà đại khái thì chết !

Mấy năm gần đây có nhiều chuyên gia kinh tế đưa ra một khẳng định: “Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam thời vua Minh Mạng, năm 1820 xấp xỉ mức trung bình của thế giới”.

"Thời điểm đó, thu nhập bình quân đầu người Việt Nam cao hơn so với bình quân thu nhập đầu người trên toàn cầu. Quy mô kinh tế Việt Nam lớn hơn cả Philippines và Myanmar cộng lại. Chúng ta cũng gấp rưỡi quy mô kinh tế của Thái Lan”. Nghe đâu nhận định trên đã đưa cả vào báo cáo “Kinh tế Việt Nam 2035”.

Làm kinh tế mà đại khái thì chết !
Xem biểu đồ GDP đầu người 1870-2015 của Maddison Project, Đông Á là đường dưới cùng.

Từ thông tin trên dẫn đến một trạng thái tự hào về một quá khứ oai hùng, đầu thế kỷ 19 Việt Nam đã đạt đến sự phồn vinh cấp khu vực, rồi sau đó lại bùi ngùi vì ngày nay chúng ta tụt hậu nhiều quá so với tổ tiên.

Mấy hôm nay tranh thủ nghỉ tết độc lập, tôi đọc kỹ lại các tài liệu về lịch sử kinh tế thế giới, mới phát hiện ra rằng các thông tin trên là không đúng: GDP đầu người của Việt Nam năm 1820 chưa bằng 1/2-1/3 trung bình thế giới; Thua Thái Lan, Malaysia, Philippine, Ấn Độ; GDP đầu người của nhóm Đông Nam Á thấp hơn các nhóm Bắc Mỹ-Úc, Tây Âu, Đông Âu, Trung Đông, Mỹ Latin, chỉ hơn các nước Châu Phi.

Hai bản ước tính GDP 1820-2010

Năm 2008, nhà lịch sử kinh tế học lỗi lạc người Anh, GS Angus Maddison đã đưa ra bản dữ liệu ước tính GDP đầu người các quốc gia giai đoạn 1820-2010. Theo bản ước tính năm 2008 của Maddison thì GDP đầu người 1820 của các nước Phương Tây chỉ cao gấp 2 lần các nước Đông Á, Mỹ Latin, Trung Đông.

Bản ước tính năm 2008 của Maddison bị rất nhiều chuyên gia kinh tế phản bác, họ cho rằng Maddison đã ước tính GDP đầu người trước năm 1900 quá thấp cho các nước phương Tây và tính cao cho các nước Đông Á, bởi ông dựa trên nột tiêu chuẩn thu nhập tương đối duy nhất.

Sau khi Maddison qua đời, năm 2010, các cộng sự của ông lập một dự án “Maddison Project”, họ dựa trên so sánh thu nhập các quốc gia hiện đại và lịch sử, đưa ra một thước đo mới về GDP trên đầu người trong thời gian rất dài. Bản ước tính mới năm 2018 của dự án Maddison được cho là công bằng hơn.

Theo bản năm 2018, khoảng cách GDP đầu người năm 1820-1870 của các nước phương Tây so với các nước phương Đông được nới rộng từ 2 lần lên thành 4,6 lần; Các nước Mỹ Latin, Ai Cập, Nam Phi cũng cao gấp 2 lần các nước Đông Á, Ấn Độ; Các nước Trung Đông cũng cao gấp 3 lần các nước Đông Á.

Điều đó có nghĩa rằng GDP đầu người trung bình thế giới cũng được nâng lên 2-3 lần và GDP đầu người của Việt Nam từ mức xấp xỉ trung bình thế giới (ước tính 2008) giảm xuống mức xấp xỉ 1/2-1/3 trung bình thế giới (ước tính 2018).

Từ thời vua Minh Mạng, Việt Nam thuộc top nghèo

Theo ước tính của Maddison: Thời vua Minh Mạng GDP đầu người của Việt Nam thuộc top nghèo của thế giới, chứ không phải trung bình của thế giới.

Thứ tự xếp từ cao xuống thấp như sau: Bắc Mỹ-Úc (3.758$), Tây Âu (3.643$), Tây Á (~3.000$), Đông Âu (~2.000$), Mỹ Lantin (1.423$), Đông Á (808$), Châu Phi (chưa tính).

Thứ tự các nước Đông Á từ cao xuống thấp như sau: Nhật Bản (1.100$), Malaysia, Trung Quốc (754$), Ấn Độ (710$), Philippines (584$), Thái Lan (570$), Việt Nam (527$), Myanmar (504$), Hàn Quốc (335$).

Như vậy Việt Nam ở nhóm Đông Á, nhóm nghèo áp chót, lại là nước nghèo áp chót của Đông Á. Thế sao gọi là thịnh vượng, là huy hoàng, là xấp xỉ trung bình thế giới được.

Làm kinh tế mà đại khái thì chết

Chỉ từ một ước tính của GS Angus Maddison công bố năm 2008, năm 2016 một lãnh đạo bộ nói rằng “Thời 1820 thu nhập đầu người Việt Nam xấp xỉ trung bình thế giới”, năm 2019 một chuyên gia kinh tế cũng nói “ Thời vua Minh Mạng, thu nhập bình quân đầu người Việt Nam cao hơn so với bình quân thu nhập đầu người trên toàn cầu”. Thế rồi nhận định trên được đưa vào cả báo cáo “kinh tế Việt Nam năm 2035”.

Những ngày gần đây, một số chuyên gia lại nâng lên thành “Việt Nam có một quá khứ oai hùng”, “có một thời phồn vinh cấp khu vực, có một vị thế đáng nể trên thế giới và trong khu vực”.

Không ai để ý rằng, bản công bố năm 2018 của dự án Maddison, họ đã sửa đổi rất nhiều so với bản 2008 và theo số liệu mới nhất thì năm 1820-1870, Việt Nam chúng ta vẫn là quốc gia thuộc top nghèo của nhóm quốc gia nghèo thế giới.

Làm kinh tế, làm chuyên gia kinh tế mà đại khái thế thì chết.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Đỗ Cao Bảo

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

3 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại