Kỳ vọng nấc thang mới trong gọi vốn ngoại
Trong đánh giá của nhà đầu tư nước ngoài, giới hạn sở hữu (room) và phương thức giao dịch các cổ phiếu hết room là hai điểm được quan tâm nhất. Nếu Việt Nam cung cấp các giải pháp cho việc này, chắc chắn sẽ có thêm sự ủng hộ của nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong việc xem xét nâng hạng sắp tới.
Với nền tảng pháp lý mới, Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp sẽ có hiệu lực vào năm 2021 tới đây, nhà đầu tư nước ngoài chờ đợi sản phẩm chứng chỉ không có quyền biểu quyết (NVDR).
Một giải pháp khác là nên tính việc xây dựng Bảng giao dịch riêng cho nhà đầu tư nước ngoài (foreign board).
Việc này giúp các giao dịch ngoài biên độ (off-band) giữa các nhà đầu tư nước ngoài được tiến hành trên một bảng giao dịch riêng (tách biệt với bảng giao dịch hiện tại) với giá giao dịch minh bạch và nhà đầu tư sẽ tránh phải điều chỉnh giảm giá trị các khoản đầu tư sau khi mua.
Với Luật Chứng khoán mới, dự kiến năm sau, Việt Nam sẽ thành lập Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, đồng thời sẽ triển khai hệ thống mới theo mô hình đối tác Trung tâm (CCP).
Chúng tôi chờ đợi diễn tiến này có thể giải quyết được các vướng mắc hiện tại về thanh toán và bù trừ. Chẳng hạn, CCP sẽ cho phép giảm tỷ lệ ký quỹ thanh toán xuống mức 10-20% so với mức 100% hiện tại (pre-funding). Ngoài ra, CCP cũng sẽ cho phép giao dịch chứng khoán trong ngày (T+0) và chứng khoán chờ về.
Với mức độ hội nhập ngày càng cao, TTCK Việt Nam đang và sẽ là một phần của TTCK thế giới, chịu ảnh hưởng ngày càng nhiều từ những biến động khó lường của nền kinh tế toàn cầu và đại dịch Covid-19.
Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng, triển vọng TTCK Việt Nam trong vòng 12 tháng tới vẫn tích cực. Niềm tin này đến từ nhiều lý do.
Thứ nhất là khả năng phục hồi mạnh mẽ của tiêu dùng nội địa (sau đại dịch Covid-19) và sự gia tăng đầu tư công của Chính phủ sẽ hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận các công ty niêm yết.
Thứ hai, đồng tiền VND ổn định nhờ cán cân thương mại thặng dư lớn, dự trữ ngoại tệ dồi dào và dòng vốn FDI ổn định vào Việt Nam (trong xu hướng chuyển dịch sản xuất khỏi Trung Quốc).
Thứ ba là định giá của TTCK Việt Nam hiện tại ở mức chiết khấu cao (-20%) so với các TTCK các nước trong khu vực, trong khi Việt Nam đang kiểm soát đại dịch Covid-19 tương đối tốt và tăng trưởng GDP Việt Nam vẫn đang tốt hơn.
Trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm đang giảm, chúng tôi kỳ vọng, dòng tiền nội địa sẽ đóng một vai trò lớn để ổn định TTCK trong lúc các yếu tố bất định bên ngoài tăng lên và nhà đầu tư ngoại có xu hướng bán ròng.
Đến khi rủi ro đại dịch Covid-19 được giảm bớt, dòng tiền nước ngoài sẽ quay trở lại thị trường khu vực và TTCK Việt Nam sẽ là một điểm đến được lựa chọn, nhất là khi Kuwait được nâng hạng lên thị trường mới nổi và Việt Nam sẽ tăng tỷ trọng trong danh mục thị trường cận biên.
Về trung và dài hạn, kỳ vọng TTCK Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng về quy mô nhờ nhiều công ty mới có chất lượng tốt được niêm yêt trên TTCK thông qua quá trình cổ phần hóa.
Với sự quan tâm của Chính phủ, câu chuyện Việt Nam nâng hạng lên thị trường mới nổi sẽ là tương lai không xa và đây sẽ là nấc thang mới trong thu hút dòng tiền lớn từ nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp Việtn
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận