menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
PGS.TS Phạm Thế Anh

Kỳ tích từ doanh nghiệp FDI

Thặng dư thương mại hàng hóa của Việt Nam trong năm 2020 đạt mức kỉ lục, ước khoảng 19,1 tỉ USD, trong đó xuất khẩu hàng hóa đạt 281,5 tỉ USD, tăng 6,5%, còn nhập khẩu đạt 262,4 tỉ USD, tăng 3,6%.

Các mặt hàng xuất khẩu lớn có sự tăng trưởng vượt bậc bao gồm máy tính, sản phẩm và linh kiện điện tử (tăng xấp xỉ 25%) hay máy móc và thiết bị dụng cụ phụ tùng (tăng trên 45%). Ngược lại, hàng dệt may, giày dép và xơ sợi dệt lại chứng kiến sự sụt giảm.

Xuất khẩu máy tính, sản phẩm và linh kiện điện tử tăng mạnh nhưng nhập khẩu của nhóm hàng này cũng tăng không kém, lên tới hơn 60 tỉ USD (tăng trên 20%). Điều này cho thấy Việt Nam chủ yếu thực hiện gia công, lắp ráp trong nhóm hàng này để xuất khẩu với giá trị gia tăng không cao. Ngoại trừ điện thoại và linh kiện điện thoại, nhập khẩu các nguyên vật liệu đầu vào khác đều giảm sút như vải, chất dẻo nguyên liệu, kim loại, nguyên phụ liệu dệt may, da, giầy, v.v. do nhu cầu xuất khẩu thành phẩm hoặc tiêu thụ trong nước co hẹp.

Đáng chú ý là đóng góp vào giá trị xuất khẩu hàng hóa vẫn chủ yếu là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài khi chiếm tới 72,2% (tăng 2,1 điểm phần trăm về tỷ trọng và tăng 9,7% về giá trị). Trong khi đó, giá trị xuất khẩu hàng hóa của khu vực doanh nghiệp trong nước giảm 1,1% so với năm 2019. Điều này cho thấy khu vực doanh nghiệp nước ngoài thích ứng tốt hơn trong thời kỳ bệnh dịch và tận dụng tốt hơn những lợi thế mà các FTAs đang mang lại.

Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất và cũng tăng mạnh của Việt Nam với kim ngạch lần lượt đạt 76,4 tỷ USD (tăng 24,5%) và 48,5 tỷ USD (tăng 17,1%) so với năm trước. Ngược lại, giá trị xuất khẩu vào các thị trường lớn khác như EU, ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc giảm từ 2,7 – 8,7%. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất với giá trị nhập khẩu lên tới 83,9 tỷ USD (tăng 11,2%). Giá trị nhập khẩu từ EU và Nhật cũng tăng nhẹ lần lượt 3,5% và 5%, trong khi các thị trường lớn khác đều giảm.

Mức thặng dư thương mại hàng hóa lớn với Hoa Kỳ (gần 63 tỉ USD) là một trong những lý do khiến Việt Nam bị cáo buộc thao túng tỉ giá nhằm hưởng lợi thế thương mại. Nếu loại trừ thặng dư thương mại với Hoa Kỳ, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam sẽ thâm hụt 44 tỉ USD!

Do đóng cửa biên giới với hoạt động du lịch trong phần lớn thời gian của năm nên xuất khẩu dịch vụ giảm mạnh xuống còn 6,3 tỉ USD (-68,4%), khiến mức nhập siêu dịch vụ của Việt Nam lên tới 12 tỉ USD, gấp khoảng 8 lần so với con số tương ứng của năm 2019.

Như vậy có thể thấy, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn chủ yếu thuộc về khu vực FDI. Giá trị gia tăng thấp do chủ yếu là gia công, lắp ráp hoặc phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu. Rủi ro cũng đến từ việc có thặng dư thương mại lớn với một thị trường lớn (Hoa Kỳ) mà Việt Nam chưa có FTA.

Xuất khẩu dịch vụ gần như biến mất do Covid-19.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
PGS.TS Phạm Thế Anh

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

1 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại