menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Minh Nhật

Kinh tế thế giới: Nguy cơ lạm phát sau đại dịch

Trong cuộc họp của Ủy ban Chính sách tiền tệ vừa qua, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) Andy Haldane đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về lạm phát.

Ông đã nhấn mạnh về nguy cơ tăng giá vượt ngoài tầm kiểm soát đang ngày càng làm tăng khả năng lạm phát, đồng thời đưa ra quan điểm ủng hộ việc giảm bớt các gói kích thích hỗ trợ kinh tế trong kỳ đại dịch vừa qua.

BOE cũng đang vấp phải tranh luận gay gắt về rủi ro lạm phát, đồng thời cũng là một vấn đề vô cùng nóng hổi trong chính sách tiền tệ toàn cầu về việc liệu sự phục hồi từ đại dịch có thể gieo mầm mống cho một vòng xoáy đáng lo ngại về giá tiêu dùng hay không? Mới tuần trước, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã phải nhóm họp để thảo luận khẩn cấp về việc có nên sớm điều chỉnh lãi suất trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế và lạm phát đang diễn ra nhanh hơn dự kiến.

Ông Andy Haldane cho rằng, Ủy ban Chính sách tiền tệ có thể sẽ bỏ phiếu nhất trí để giữ lãi suất ở mức 0,1%. Nước Anh mong đợi một cuộc bỏ phiếu ủng hộ việc giữ mục tiêu mua tài sản ở mức 895 tỷ bảng Anh.

Trong khi BOE vẫn giữ nguyên quan điểm về các gói kích thích thì các ngân hàng trung ương khác đang nhanh chóng có các động thái chuyển hướng. Ngân hàng Trung ương ở các quốc gia như Mexico, Thái Lan, Hungary và Cộng hòa Séc đang chuẩn bị gặp gỡ để cùng nhau thảo luận và đưa ra một cái nhìn tổng thể về tình hình kinh tế trên toàn thế giới, để từ đó đưa ra các chính sách điều chỉnh kịp thời. Tại Hungary, các quan chức đã sẵn sàng bắt đầu một trong những chu kỳ thắt chặt tiền tệ đầu tiên của khu vực để chống lại lạm phát nhanh nhất trong Liên minh châu Âu. Ngân hàng Trung ương Séc được hầu hết các nhà kinh tế dự đoán sẽ làm theo với mức tăng 1/4 điểm lên 0,5%.

Ngân hàng Trung ương châu Âu vẫn chưa thực hiện bất kỳ một động thái thắt chặt nào, với việc mua trái phiếu khẩn cấp dự kiến sẽ tiếp tục cho đến tháng 3 và tốc độ mua tăng nhanh được cam kết trong những tháng tới. Tuy nhiên, Philip Lane, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng đã yêu cầu thảo luận về chương trình mua trái phiếu khẩn cấp trong tình hình đại dịch và khi nào thì ngân hàng trung ương có thể bắt đầu giảm bớt việc mua trái phiếu.

Trong khi đó tại Nam Phi, báo cáo thống kê cho thấy lạm phát đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 2 năm qua vào tháng 5/2021. Điều đó phù hợp với mô hình dự báo của ngân hàng trung ương nước này.

Tại Zambia, nơi mà ngân hàng trung ương đã cảnh báo rằng họ sẽ tăng chi phí đi vay một lần nữa nếu lạm phát không giảm, dữ liệu thống kê có thể sẽ cho thấy tăng trưởng giá cả ở mức trên 20% trong tháng 6/2021.

Về phần mình, các nhà đầu tư ở Mỹ đang theo dõi chặt chẽ những thông tin mới nhất về thu nhập và chi tiêu cá nhân. Số liệu thống kê này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quan điểm về tốc độ lạm phát trong nền kinh tế. Các quan chức Mỹ đã có một cuộc tranh luận vô cùng căng thẳng sau tuyên bố của FED vào thứ Tư tuần trước.

Chủ tịch FED Jerome Powell và các đồng nghiệp của ông đã khiến nhiều người ngạc nhiên với quan điểm của họ về triển vọng lạm phát. Ông Powell dự kiến sẽ xuất hiện vào cuối tháng 6 trước Quốc hội ở Washington để cung cấp thông tin cập nhật về các chương trình cho vay của FED và hỗ trợ nền kinh tế.

Cùng với đó, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc Lee Ju-yeol cũng có bài phát biểu về lạm phát và thông báo sẽ xem xét kỹ lưỡng trong bối cảnh ngày càng có nhiều đồn đoán rằng ngân hàng sẽ tăng lãi suất sớm nhất là vào quý cuối cùng của năm nay. Dữ liệu thương mại sơ bộ cho tháng 6/2021 cho thấy, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) có thể sẽ có các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế trường hợp bùng phát dịch trở lại.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda cũng sẽ có bài phát biểu trong tuần này về vấn đề lạm phát. Dữ liệu thống kê tại Tokyo cho thấy giá cả tiếp tục không đổi ở thủ đô của Nhật Bản sau 10 tháng sụt giảm. Trung Quốc cũng đã đưa ra mức lãi suất cơ bản cho khoản vay. Trong khi đó, Thái Lan và Philippines lại có các cuộc họp về lãi suất trong thời gian qua.

Mexico cũng công bố một loạt các chỉ số kinh tế trong tuần này và ngân hàng trung ương nước này sẽ họp để quyết định giữ lãi suất chủ chốt ở mức 4%. Nhu cầu và tăng trưởng đã phục hồi khi các báo cáo về doanh số bán lẻ, hoạt động kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp được chứng minh, nhưng giá tiêu dùng tăng cao đang gây áp lực lên kỳ vọng lạm phát.

Argentina cũng đã có báo cáo ngân sách, thương mại, tài khoản vãng lai, tình trạng thất nghiệp và sản lượng. Các nhà kinh tế nước này cũng đang đưa ra dự báo về lạm phát và tăng trưởng trong giai đoạn 2021-2023.

Ngân hàng Trung ương của Brazil thông báo mức tăng 75 điểm cơ bản lần thứ 3 liên tiếp.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại