menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vũ Huyền Trang

Kinh tế thế giới năm 2020: Có khả năng giảm tốc và chưa chắc đã phục hồi trở lại

Thế giới sẽ không rơi vào một cuộc khủng hoảng nữa, nhưng kịch bản tốt nhất mà chúng ta có thể kỳ vọng là đà giảm tốc tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại.

Tia hy vọng mong manh

Nhà đầu tư nổi tiếng của Mỹ Steve Eisman cho rằng, thế giới sẽ không rơi vào một cuộc khủng hoảng nữa, nhưng kịch bản tốt nhất mà chúng ta có thể kỳ vọng là đà giảm tốc tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại.

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tỏ ra lạc quan hơn khi dự đoán kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,4% trong năm 2020, song cảnh báo kinh tế có khả năng giảm tốc và chưa chắc đã phục hồi trở lại.

Bên cạnh đó, Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, nhưng các mức thuế quan đã được áp dụng từ trước đó vẫn có hiệu lực và chưa thể hóa giải những tác động của các biện pháp này chỉ trong "một sớm một chiều".

Chuyên gia kinh tế trưởng của công ty bảo hiểm Allianz (Đức) Ludovic Subran dự đoán, nếu Tổng thống Trump vượt qua được quá trình luận tội và thắng cử nhiệm kỳ thứ hai, ông có thể sẽ tăng gấp đôi sự đánh cược vào Trung Quốc bất chấp nguy cơ đối đầu về mặt quân sự. Cả Tổng thống Trump và những đối thủ tiềm năng của ông ở đảng Dân chủ đều có chung ác cảm đối với thương mại tự do và các chính sách tự do hóa. Theo họ, những điều này đã làm xói mòn nước Mỹ suốt hàng chục năm qua.

Theo đó, chính trị sẽ tiếp tục là một ẩn số đối với nền kinh tế trong năm 2020. Tổng thống Trump bước vào chiến dịch tranh cử Tổng thống khi bóng đen của việc luận tội vẫn còn bủa vây và nước Anh có thể sẽ chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) vào tháng tới, sau chiến thắng của Thủ tướng Boris Johnson trong cuộc bầu cử vừa qua.

Thêm vào đó, sự nổi lên của các ông lớn công nghệ với lượng dữ liệu khổng lồ có khả năng sẽ tái định hình công việc của thế giới trong năm 2020. Đấu trường trực tuyến có thể xem như một mặt trận khác trong các cuộc chiến thương mại mà Tổng thống Trump khơi mào, sau khi ông đe dọa đánh thuế đối với hàng hóa của Pháp, vì Paris ban hành thuế kỹ thuật số đối với các "ông lớn" công nghệ đến từ Mỹ như Amazon, Facebook và Google. Châu Âu đang đe dọa sẽ có một đáp trả chung trong vấn đề này.

Hồi tháng Bảy vừa qua, Quốc hội Pháp đã thông qua dự luật đánh thuế dịch vụ kỹ thuật số nhằm vào các "ông lớn" công nghệ và trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên áp dụng loại thuế này. Theo đó, Pháp sẽ đánh thuế 3% đối với các công ty công nghệ có doanh thu trên 25 triệu Euro (27,86 triệu USD) tại thị trường Pháp và 750 triệu USD (830 triệu USD) trên toàn cầu. Việc đánh thuế nhằm vào tổng doanh thu thay vì lợi nhuận, bởi các doanh nghiệp thường kê khai lợi nhuận tại các "thiên đường thuế" thấp như Ireland hoặc Luxembourg để hưởng lợi cao.

Kinh tế thế giới năm 2020: Có khả năng giảm tốc và chưa chắc đã phục hồi trở lại
OECD dự đoán, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm trong năm tới, xuống 2,9% - mức thấp nhất kể từ đợt suy thoái toàn cầu năm 2009. (Nguồn: Tapchitaichinh)

Một số rủi ro

Theo giới nghiên cứu, dự báo năm 2020 sẽ có một số rủi ro đối với nền kinh tế toàn cầu như: Sự kiện bầu cử ở Mỹ, liên quan đến sự phân hóa giàu nghèo, việc đảng Dân chủ đưa ra chính sách tăng thuế đối với những người giàu; chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chưa có hồi kết và sự không rõ ràng trong các chính sách, khiến giới đầu tư và người tiêu dùng quan ngại.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hồi tháng trước cho biết, thương mại và đầu tư suy yếu đã cản trở hoạt động kinh tế trong hai năm qua, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump theo đuổi cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 2 vẫn đang trong quá trình đàm phán, tiếp tục gây bất ổn, kiềm chế đầu tư tài sản cố định; vấn đề thuế dịch vụ kỹ thuật số, các quy định chống độc quyền, bảo hộ quyền riêng tư... dẫn đến gia tăng mâu thuẫn giữa Mỹ và đồng minh Liên minh châu Âu (EU).

OECD dự đoán, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm trong năm tới, xuống 2,9% - mức thấp nhất kể từ đợt suy thoái toàn cầu năm 2009.

Ngoài ra, sự gia tăng bất bình đẳng về của cải, thu nhập và chăm sóc y tế; bầu cử Tổng thống tác động đến chính sách thuế, quản lý Nhà nước và đầu tư tài sản cố định; nhà đầu tư nước ngoài quay lưng lại với thị trường tín dụng và trái phiếu chính phủ Mỹ sau cuộc bầu cử.

Cùng với đó, sự tăng trưởng chậm lại ở các nước như Trung Quốc, EU, Nhật Bản; việc Fed giữ nguyên lãi suất trong năm bầu cử... khiến USD liên tục lên giá; Mỹ và EU có thể mở rộng chính sách tài khóa và lãi suất đáo hạn dài kỳ là rủi ro đối với kinh tế thế giới năm 2020.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả