Kinh tế chưa hết khó khăn, nhà đầu tư chưa nên vội mừng
Chủ tịch Dragon Capital cho rằng, mặc dù TTCK Việt Nam được dự đoán sẽ tăng trưởng bùng nổ 24% trong năm 2024, nhưng nhà đầu tư không nên chủ quan với điều này.
Phát biểu tại Diễn đàn Cấp cao Cố vấn tài chính Việt Nam lần thứ nhất - năm 2023 với chủ đề “Bơi trong dòng xoáy”, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương đánh giá, Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở lớn, nhưng khả năng thích ứng, sức chống chịu đối với các cú sốc bên ngoài, cũng như năng lực cạnh tranh quốc tế còn hạn chế, kinh tế Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bối cảnh kinh tế thế giới.
Các thách thức lớn hiện nay là thị trường, dòng tiền và thủ tục hành chính trong giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp. Chi phí vốn vẫn ở mức cao, tiếp cận vốn tín dụng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, chào bán chứng khoán còn khó khăn… Dư nợ tín dụng đến hết tháng 6 chỉ tăng 4,28%, thấp hơn so với con số 9,44% của cùng kỳ năm 2022.
Đây là những mức tăng trưởng rất cao, nhất là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn còn quá nhiều yếu tố bất định, còn kinh tế trong nước thì vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro như hiện nay. Rất khó để đạt được các con số này, nếu như không có thêm những cơ chế, chính sách đột phá”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết.
Trong khi đó, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban nghiên cứu tổng hợp của CIEM phân tích, xu hướng tăng lãi suất ở các nền kinh tế lớn để kiềm chế lạm phát vẫn hiện hữu, song không còn là chủ đạo. Mặc dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn giữ thông điệp về khả năng tăng lãi suất, nhưng đã có sự đảo chiều ở một số nước, thậm chí tại Việt Nam, trong nửa đầu năm 2023, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã nhiều lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành.
Mặc dù mặt bằng lãi suất hạ song tín dụng tăng trưởng chậm. Xét tương quan giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng GDP cho thấy sự đồng điệu, khi tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm thì tăng trưởng GDP cũng giảm.
Chia sẻ quan điểm của mình, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng, một trong những rủi ro lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là lãi suất cho vay vẫn còn cao, nhiều doanh nghiệp đang phải chịu lãi vay 14-15%/năm, bất chấp NHNN đã có nhiều nỗ lực giảm lãi suất điều hành.
Chuyên gia tại CTCK VNDIRECT đánh giá động lực tăng trưởng chính cho kinh tế Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2023 chủ yếu đến từ các chính sách hỗ trợ kinh tế của Chính phủ. Do đó, các chủ đề đầu tư chính trong nửa cuối năm 2023 cũng sẽ gắn chặt với các chính sách hỗ trợ kinh tế, bao gồm chính sách tiền tệ nới lỏng và chính sách tài khóa mở rộng mà Chính phủ Việt Nam đã thực thi kể từ đầu năm.
Với kỳ vọng lãi suất huy động duy trì xu hướng giảm trong những tháng tới và lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết phục hồi từ quý 3/2023 trở đi, TTCKViệt Nam xứng đáng được trả mức định giá cao hơn.
“Mặc dù EPS của một số doanh nghiệp niêm yết tăng trưởng âm trong 6 tháng đầu năm 2023 nhưng chúng tôi vẫn kỳ vọng kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp này sẽ phục hồi trong giai đoạn 2023-2024 nhờ các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ.
Chúng tôi dự báo tăng trưởng lợi nhuận ròng của các công ty niêm yết trên HOSE sẽ tăng trưởng lần lượt là 10,4% và 19,3% cho năm 2023 và 2024. Trong kịch bản cơ sở, chúng tôi kỳ vọng VN-Index sẽ đạt 1.300 điểm trong 6 tháng cuối năm 2023, tương đương với P/E năm 2023 là 13,3 lần (tương ứng với mức -1 độ lệch chuẩn của P/E trung bình 10 năm)”, chuyên gia tại VNDIRECT dự báo.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận