menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trịnh Vũ Tường

Kinh doanh chênh lệch giá là gì?

Việc hiểu thêm về các loại kinh doanh và thị trường có thể giúp nhà đầu tư có được những lựa chọn đúng đắn, tránh thua lỗ và thua về khoản lợi nhuận lớn.

Kinh doanh chênh lệch giá là gì?

  • Là vay chứng khoán khi đang có giá cao để bán và khi giá chứng khoán xuống thấp sẽ mua lại để trả
  • Là mua chứng khoán ở thị trường nước ngoài và đồng thời bán nó ở một thị trường nội địa với giá cao hơn
  • Là mua chứng khoán ở thị trường nội địa và đồng thời bán nó ở một thị trường nước ngoài với giá cao hơn
  • Là mua chứng khoán ở một thị trường và đồng thời bán nó ở một thị trường khác với giá cao hơn

Kinh doanh chênh lệch giá (hay còn gọi là Arbitrage) về cơ bản là mua chứng khoán ở một thị trường và đồng thời bán nó ở một thị trường khác với giá cao hơn, nhờ đó thu được lợi nhuận từ sự chênh lệch tạm thời về giá. Đây được coi là lợi nhuận phi rủi ro cho nhà đầu tư hoặc người thực hiện giao dịch chứng khoán.
Trong thị trường chứng khoán, một người có thể mua cổ phiếu trên một thị trường ngoại hối mà giá chưa được điều chỉnh trong khi tỉ giá hối đoái liên tục biến động. Do đó, giá của cổ phiếu trên thị trường ngoại hối bị định giá thấp so với giá trên sàn giao dịch trong nước và người đó có thể kiếm được lợi nhuận từ sự chênh lệch này.

Lý thuyết thị trường hiệu quả gồm bao nhiêu dạng?

  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Lý thuyết thị trường hiệu quả bao gồm 3 dạng: dạng yếu (weak - form effiency), dạng trung bình (semi - strong form effiency) và dạng mạnh (strong form effiency)
Dạng yếu: xảy ra khi giá của chứng khoán phản ánh các thông tin trong quá khứ về giá chứng khoán, bao gồm cả giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch.

Dạng trung bình: xảy ra khi giá cả của chứng khoán phản ánh các thông tin công khai trên thị trường, bao gồm các thông tin quá khứ về giá chứng khoán và các thông tin công khai trên thị trường, chẳng hạn các thông tin trên bản cáo bạch của tổ chức phát hành.

Dạng mạnh: xảy ra khi mọi thông tin được phản ánh đầy đủ vào giá chứng khoán, bao gồm cả thông tin không công khai, chẳng hạn các thông tin trong nội bộ doanh nghiệp. Giả thuyết thị trường hiệu quả dạng mạch là sự tổng hợp của cả giả thuyết hiệu quả dạng yếu và dạng trung bình.

Tác giả của thuật ngữ “bàn tay vô hình”?

  • Karl Marx
  • Milton Friedman
  • Adam Smith
  • John Maynard Keynes

Bàn tay vô hình là một thuật ngữ được Adam Smith sử dụng để mô tả khả năng của cơ chế thị trường trong việc phối hợp các quyết định độc lập của người mua và người bán lại với nhau.
Theo A.Smith, chính bàn tay vô hình với tư cách cơ chế tự cân bằng của thị trường cạnh tranh làm cho phúc lợi cá nhân và hiệu quả kinh tế đạt mức tối đa. Để minh họa cho nhận định này, ông nói rằng trong khi chạy theo lợi ích riêng của mình, con người phụng sự xã hội nhiều hơn trường hợp anh ta chủ trương làm điều đó.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại