Kiểm toán độc lập và vai trò trong nền kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh cần phải có thông tin chính xác, kịp thời và tin cậy. Để đáp ứng yêu cầu này phải có bên thứ 3 độc lập khách quan, có trình độ chuyên môn cao, được pháp luật cho phép cung cấp thông tin tin cậy cho các bên quan tâm. Bên thứ 3 này chính là kiểm toán độc lập. Bài viết phân tích làm rõ hơn về vai trò, tầm quan trọng của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Vai trò của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế thị trường
Sau gần 30 năm hình thành và phát triển, đến nay kiểm toán độc lập Việt Nam đã khẳng định vai trò không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường và trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế - tài chính, đóng vai trò tích cực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Hoạt động kiểm toán độc lập đã trở thành nhu cầu cần thiết để công khai, minh bạch thông tin tài chính, phục vụ lợi ích của doanh nghiệp (DN), các nhà đầu tư trong và ngoài nước, lợi ích của chủ sở hữu vốn, các chủ nợ cũng như lợi ích và yêu cầu của Nhà nước.
Nhìn chung, kiểm toán độc lập có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi các DN thuộc mọi thành phần kinh tế quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh cần phải có thông tin chính xác, kịp thời và tin cậy. Để đáp ứng yêu cầu này phải có bên thứ 3 độc lập khách quan, có trình độ chuyên môn cao, được pháp luật cho phép cung cấp thông tin tin cậy. Bên thứ 3 này chính là kiểm toán độc lập. Cụ thể, vai trò của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế thị trường, thể hiện như sau:
- Các cơ quan nhà nước cần có thông tin trung thực để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Nhà nước căn cứ vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán để xem xét các DN sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản quốc gia để hoạt động kinh doanh có đem lại hiệu quả, có phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hay không? Về nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, các DN thông thường muốn nộp ít để chiếm dụng phần lợi nhuận còn lại, nên họ sẽ khai tăng các khoản chi phí để giảm lợi nhuận và nộp thuế ít, tuy nhiên nếu thực hiện kiểm toán thì sai phạm này sẽ bị phát hiện và điều chỉnh.
- Các cổ đông góp vốn kinh doanh hoặc mua cổ phiếu của DN: Mặc dù, không có trình độ để kiểm tra kỹ lưỡng bản báo cáo tài chính của DN, nhưng với bản bản báo cáo tài chính đã được kiểm toán viên độc lập xác nhận, các cổ đông có thể yên tâm về lợi tức và quyết định tiếp tục đầu tư hoặc không đầu tư vào DN.
- Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cho DN vay vốn: Để có thể ra được các quyết định cho vay, thu hồi vốn hoặc không cho vay, ngân hàng và các tổ chức tín dụng buộc phải nắm chắc tình hình kinh doanh và khả năng trả nợ của DN. Kiểm toán độc lập, kiểm toán viên sẽ giúp ngân hàng nhận diện và xác thực những vấn đề này, do đó, kiểm toán viên độc lập phải có đủ năng lực uy tín với cả chủ DN và người quan tâm đến bản báo cáo tài chính.
- Đối với người lao động: Báo cáo tài chính cũng rất quan trọng, bởi trong kinh tế thị trường người lao động có quyền lựa chọn nơi làm việc ổn định và có mức thu nhập cao. Bản báo cáo tài chính của một DN làm ăn có lãi được kiểm toán viên xác nhận sẽ thu hút hơn với người lao động có chuyên môn trình độ và năng lực.
- Các nhà đầu tư nước ngoài: Việt Nam đang thực hiện chính sách mở cửa, đa phương hoá đầu tư không chỉ trong nước mà còn nước ngoài, tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài luôn đòi hỏi một báo cáo tài chính được kiểm toán xác nhận về tình hình kinh tế - xã hội của nước sở tại, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của DN mà họ dự định đầu tư.
- Các nhà quản trị DN và các nhà quản lý khác: Các đối tượng này cũng cần thông tin trung thực để đưa ra những quyết định trong mọi giai đoạn quản lý, kể cả tiếp nhận vốn liếng, chỉ đạo và điều hành và những thông tin này chỉ có được thông qua kiểm toán.
Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, ngành Kiểm toán độc lập Việt Nam đứng trước những vận hội lớn để phát triển mạnh mẽ hơn nữa, cũng như yêu cầu đòi hỏi phải đổi mới để hội nhập bền vững. Mặc dù, ngành Kiểm toán đã đạt được những kết quả quan trọng trong xây dựng và phát triển hệ thống các tổ chức kiểm toán độc lập ở Việt Nam, song thực tiễn vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như:
- Khuôn khổ pháp lý về tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm toán chưa đầy đủ và đồng bộ; chưa thực sự tạo lập được khuôn khổ pháp lý đủ mạnh cho sự phát triển các DN kiểm toán độc lập và độ tin cậy của các khách hàng trong hoạt động kiểm toán.
- Hoạt động kiểm toán trong thực tế còn hạn chế cả về phạm vi, quy mô và chất lượng. Kinh nghiệm hành nghề, năng lực và sức cạnh tranh, chất lượng kiểm toán của các DN kiểm toán độc lập chưa đáp ứng được yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin. Chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ tại một số tổng công ty nhà nước còn nhiều hạn chế về quy mô và tính chuyên nghiệp; kiểm toán nội bộ chưa thật sự khẳng định được vai trò phục vụ quản lý nội bộ của đơn vị.
- Việc kiểm soát, đánh giá chất lượng kiểm toán của các DN kiểm toán còn hạn chế. Vai trò của Hội Kế toán và Kiểm toán nhằm tạo ra sự liên kết và định hướng phát triển nghề nghiệp cho kiểm toán viên chưa phát huy được hết tác dụng…
Phát huy vai trò của kiểm toán độc lập trong bối cảnh hội nhập
Để phát huy vai trò của kiểm toán độc lập trong bối cảnh hội nhập, thời gian tới cần định hướng cho sự phát triển hệ thống kiểm toán độc lập theo các nội dung sau: (i) Quán triệt đường lối của Đảng và tuân thủ pháp luật của Nhà nước về phát triển phân ngành kiểm toán độc lập ở Việt Nam; (ii) Phát triển đồng bộ hệ thống kiểm toán, trong đó kế toán độc lập. Trong mỗi giai đoạn sẽ đặt ra cho hệ thống kiểm toán độc lập những yêu cầu cụ thể về tổ chức bộ máy, mục đích hoạt động, phương thức tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kiểm toán; (iii) Tăng cường quản lý nhà nước, phát huy vai trò của các tổ chức nghề nghiệp trong lĩnh vực hoạt động kiểm toán độc lập.
Để triển khai được các định hướng trên, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức kinh tế, các tổ chức kiểm toán cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận