Khủng hoảng ngân hàng toàn cầu, rủi ro lan sang châu Á
Theo chuyên gia, từ các vụ đổ vỡ ngân hàng, rủi ro tín dụng có thể là vấn đề lớn mà các ngân hàng châu Á đối mặt trong bối cảnh triển vọng kinh tế ảm đạm và nhu cầu của người tiêu dùng suy giảm.
Lỗ hổng pháp lý
Theo báo cáo khảo sát hàng tháng của các nhà quản lý quỹ tại Bank of America, trong năm qua, mối đe dọa lớn nhất mà nền kinh tế và thị trường toàn cầu phải đối mặt là tình trạng lạm phát cao kéo dài và nguy cơ thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh hơn dự kiến.
Cuộc khủng hoảng diễn ra trong hệ thống ngân hàng tại Mỹ và Thuỵ Sĩ cũng đã gây ra sự bất ổn nghiêm trọng với toàn bộ ngành và nền kinh tế nói chung (ảnh: Reuters)
Đến đầu năm nay, thêm một cuộc khủng hoảng diễn ra trong hệ thống ngân hàng tại Mỹ và Thuỵ Sĩ cũng đã gây ra sự bất ổn nghiêm trọng với toàn bộ ngành và nền kinh tế nói chung. Một số nhận định cho rằng, tình trạng này cũng chỉ có tính đe dọa hơn một chút so với sự bùng phát trở lại của Covid-19. Tuy nhiên, kết quả từ cuộc thăm dò trong tháng 3 của Bank of America lại cho thấy, rủi ro hệ thống đã tăng lên hàng đầu trong danh sách mối quan tâm của các nhà đầu tư, còn lo ngại về lạm phát cao kéo dài giảm xuống.
Tốc độ, quy mô và mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng dễ khiến nhiều người lo lắng như vụ sụp đổ tài chính năm 2008, mặc dù nguyên nhân dẫn đến tình trạng rút tiền ồ ạt của các ngân hàng hiện nay, cũng như bối cảnh kinh tế là rất khác nhau. Những khác biệt này đã khuyến khích các nhà phân tích ngân hàng coi những lỗ hổng hiện tại là vấn đề mang tính cá thể, từ đó làm hạn chế phạm vi lây lan trên diện rộng.
Điểm đáng chú ý là những lỗ hổng pháp lý mà cuộc khủng hoảng bộc lộ, đặc biệt ở Hoa Kỳ đã hướng sự tập trung về các lỗ hổng ngân hàng ở các khu vực khác như là châu Á, ngay cả khi tính kiên cường ở khu vực này được đánh giá cao hơn. Theo đó, các cơ quan xếp hạng tín dụng chỉ ra những điểm mạnh cơ bản trong lĩnh vực ngân hàng của khu vực. Trong một báo cáo được công bố vào ngày 29/3, S&P Global Ratings lưu ý rằng, các ngân hàng châu Á “thường có cơ sở tiền gửi đa dạng”, không giống như SVB phụ thuộc quá nhiều vào lĩnh vực công nghệ đầy biến động. Hay trong công bố vào 16/3 của Fitch Ratings đánh giá, các cơ quan quản lý trong khu vực này chú trọng quản lý rủi ro lãi suất mạnh mẽ hơn, dẫn đầu là Úc.
Áp lực lên hệ thống ngân hàng châu Á
Chia sẻ với báo giới, ông Nicholas Spiro, chuyên gia về các nền kinh tế phát triển và mới nổi tại công ty Tư vấn Lauressa Advisory cho rằng, trong hai tuần qua, có hai điều đã trở nên rõ ràng với hệ thống ngân hàng tại châu Á.
Trước đó tại Trung Quốc, người dân đã có làn sóng biểu tình trước một chi nhánh của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tại Trịnh Châu, Hà Nam, vào tháng 7/2022 (ảnh AFP)
Tương tự tại Nhật Bản, kể từ khi SVB rơi vào khủng hoảng, chỉ số Topix Banks Index của Nhật Bản đã rơi mất 15%. Điều này là do nhiều ngân hàng Nhật Bản, đặc biệt những ngân hàng nhỏ đã chất đầy các khoản nợ dài hạn, một số khoản nợ này bằng ngoại tệ do nền kinh tế trì trệ trong nhiều thập kỷ và lãi suất thấp kỷ lục. Những trái phiếu nắm giữ cũng đã giảm giá trị và sẽ cần phải giảm giá nhiều hơn nữa nếu ban lãnh đạo mới tại Ngân hàng Nhật Bản bắt đầu tăng chi phí đi vay.
Trong một báo cáo về Nhật Bản công bố ngày 17/3, JPMorgan cảnh báo “ngân hàng càng nhỏ thì rủi ro lỗ chưa thực hiện càng lớn”.
Sự lây lan có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong khi tác động trực tiếp của những căng thẳng trong lĩnh vực ngân hàng của Mỹ và châu Âu đối với châu Á có thể ít gây ra hậu quả, thì tác động dây chuyền lại quan trọng hơn nhiều. Các điều kiện tài chính ở Mỹ đã thắt chặt trước khi xảy ra tình trạng hỗn loạn. Các tiêu chuẩn cho vay nghiêm ngặt hơn sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng cho vay, làm tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.
Các nền kinh tế châu Á có thể chịu được suy thoái mạnh và các điều kiện tín dụng thắt chặt hơn ở Mỹ. Tuy nhiên, một cuộc suy thoái toàn diện và các điều kiện tài chính hạn chế hơn sẽ gây thiệt hại nhiều hơn, đặc biệt là đối với các nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài, chẳng hạn như Philippines và Thái Lan.
Theo vị chuyên gia, một vấn đề không thể xem thường là yếu tố bất ngờ, không ai chú ý đến SVB một tháng trước đó, cũng không ai có thể nghĩ rằng, Thụy Sĩ sẽ nâng cấp yêu cầu đối với chủ nợ khi một ngân hàng thất bại, bằng cách ưu tiên cho các cổ đông hơn là các trái chủ, điều đó phá vỡ niềm tin vào một thị trường trọng điểm vốn tài trợ rất lớn cho các ngân hàng trên toàn thế giới.
“Chính những “ẩn số” này mới là mối quan tâm lớn nhất lúc này. Các ngân hàng châu Á có thể linh hoạt hơn so với các ngân hàng Mỹ và châu Âu, nhưng họ không phải nơi trú ẩn an toàn”, vị chuyên gia nhận xét.
Trả lời CNBC, bà Tina Teng, nhà phân tích thị trường tại CMC Markets nhìn nhận, với Trung Quốc và Nhật Bản, sự khác biệt trong chính sách tiền tệ so với Mỹ có thể sẽ không gây ra một cuộc khủng hoảng tương tự, nhưng đó là lời cảnh báo cho các nhà hoạch định chính sách ở hai nền kinh tế có tầm ảnh hưởng này.
Bà Tang cho rằng, phản ứng của thị trường chứng khoán châu Á, đặc biệt là của cổ phiếu ngân hàng có nhiều khách hàng là các quỹ đầu tư mạo hiểm - sẽ phụ thuộc chủ yếu vào cách quản lý rủi ro liên quan tới lãi suất tại các quốc gia đối mặt với vấn đề tương tự.
“Rủi ro tín dụng có thể là vấn đề lớn mà các ngân hàng châu Á đối mặt trong bối cảnh triển vọng kinh tế ảm đạm và nhu cầu của người tiêu dùng suy giảm”, bà Tang nhận định.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận