Khủng hoảng lương thực có thể kéo sang năm 2023 nếu thế giới không hành động
Hiện có 345 triệu người ở 82 quốc gia có nguy cơ bị thiếu đói và 70 triệu người bên bờ vực của nạn đói.
Giám đốc Chương trình Lương thực Liên hợp quốc (LHQ) vừa đưa ra cảnh báo, thế giới đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực khẩn cấp toàn cầu ở mức độ chưa từng có.
Các chuyên gia đã đưa ra khuyến cáo, lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm phải hiệu quả hơn, toàn diện, bền vững, đề xuất các giải pháp tài trợ nhập khẩu lương thực.
Theo cảnh báo của Chương trình Lương thực Liên Hợp Quốc, hiện có 345 triệu người ở 82 quốc gia có nguy cơ bị thiếu đói và 70 triệu người bên bờ vực của nạn đói. Con số này cao hơn gấp 2,5 lần so với thời điểm trước khi xảy ra đại dịch Covid-19.
Ông David Beasley, Giám đốc Chương trình Lương thực Liên Hợp Quốc, nói: "Khi năm 2022 bắt đầu, chúng ta đã phải đối mặt với xung đột gia tăng, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, giá nhiên liệu tăng. Và khi mà bạn nghĩ rằng không thể xảy ra điều tồi tệ hơn nữa, xung đột Nga - Ukraine nổ ra".
Theo ông Beasley, điều đáng lo ngại là 50 triệu người đang bị suy dinh dưỡng cấp tính và đang ở ngưỡng cửa của nạn đói.
Đại diện Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) khu vực Cận Đông và Bắc Phi đã cảnh báo những hậu quả nghiêm trọng về an ninh lương thực ở khu vực Ả rập.
Ông Maximo Toero, Chuyên gia kinh tế trưởng, Tổ chức Nông Lương LHQ (FAO), cho biết: "Xung đột có những tác động lâu dài ngay lập tức đến mọi khía cạnh của hệ thống nông sản, làm giảm sản lượng lương thực, phá hoại mùa màng, phá vỡ thị trường và hạn chế khả năng tiếp cận lương thực".
Theo các chuyên gia của Liên Hợp Quốc, bất chấp thỏa thuận hồi tháng 7 cho phép vận chuyển ngũ cốc của Ukraine từ 3 cảng ở biển Đen và nỗ lực đưa phân bón của Nga trở lại thị trường toàn cầu, khủng hoảng lương thực vẫn có thể kéo sang năm 2023 nếu thế giới không hành động.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận