menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Thanh Cường

Không phải chủ tài khoản cũng rút được tiền - kẽ hở lớn trong hệ thống ngân hàng Việt

Trong vụ chiếm đoạt tài sản của khách hàng mới đây diễn ra tại ngân hàng Tiên Phong (TPBank), chúng ta thấy rõ một kẽ hở pháp lý lớn khi không cần chữ ký của chủ tài khoản, chủ tài sản không biết tiền vẫn có thể được rút ra khỏi sổ tiết kiệm.

Nói khách hàng của TPBank “may mắn”, bởi trong đa số các vụ án mất tiền diễn ra tại ngân hàng cho tới thời điểm hiện tại, các khách hàng đều rơi vào tình thế dở khóc dở cười, gửi tiền tại ngân hàng nhưng rồi mất tiền lại phải đi đòi nhân viên ngân hàng (thường là đã "biệt tích" sau khi chiếm đoạt tài sản). Các vụ án điển hình có thể kể tới như: vụ án chiếm đoạt 26 tỷ đồng tại Ngân hàng VPBank diễn ra vào năm 2015; vụ khách hàng mất 32 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm của BIDV diễn ra vào năm 2016; vụ mất 43 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm của VietABank năm 2016; vụ khách hàng mất 4 tỷ đồng tại SCB; vụ mất 245 tỷ đồng tại Eximbank hay như trong vụ án siêu lừa Huyền Như với con số lừa đảo lên tới 4.000 tỷ đồng....

Đa số các vụ án đểu được quy về quan hệ dân sự giữa khách hàng và đối tượng đã rút tiền ra khỏi ngân hàng là nhân viên ngân hàng. Điều đó có nghĩa là ngân hàng “vô can” trong những trường hợp này, đối tượng khách hàng phải kiện và đòi tiền là nhân viên của ngân hàng chứ không phải là ngân hàng - nơi khách hàng tin tưởng gửi tiền vào. Cho đến nay các vụ án mất tiền như vậy vẫn bị kéo dài dai dẳng do nhân viên ngân hàng thì đã trốn đi mất, khách hàng vẫn giữ sổ tiết kiệm trong tay nhưng không thể rút tiền vì sổ tiết kiệm đã bị rút ruột.

Kẽ hở từ chính hệ thống ngân hàng

Luật các Tổ chức tín dụng hay quy định nội bộ của các ngân hàng đều có quy định rất chặt chẽ về việc gửi, rút tiền tại ngân hàng. Theo đó, khách hàng bắt buộc phải tới quầy giao dịch ngân hàng để thực hiện ký rút, gửi tiền. Tuy nhiên, hiện nay tồn tại thực tế, để chăm sóc khách VIP, để cạnh tranh về dịch vụ, nhân viên các ngân hàng vẫn được phép "bỏ qua" quy định để đến làm dịch vụ tại nhà cho khách hàng hoặc khách hàng có thể ký khống trước vì sự tin tưởng và tiện lợi.

Đây cũng là một trong những kẽ hở lớn để các nhân viên ngân hàng có thể thực hiện rút tiền mà không cần chữ ký tươi của khách hàng, không cần sổ tiết kiệm và có thể rút tiền trong tài khoản của khách hàng mà chính khách hàng cũng không biết. Cho đến một ngày, khách hàng không liên lạc được với nhân viên ngân hàng, đến phòng giao dịch hỏi mới té ngửa là tiền đã không còn trong tài khoản.

Vì sao cả một chi nhánh, phòng giao dịch thực hiện thủ tục để gửi và rút tiền cho khách hàng chứ đâu chỉ một nhân viên, một giám đốc hay phó giám đốc chi nhánh làm, mà những sự việc kiểu trên vẫn xảy ra? Điều này chỉ có thể lý giải bằng việc “kẽ hở” này thực tế đã là quy trình ngầm trong hệ thống ngân hàng và không nhân viên ngân hàng nào thấy việc làm sai quy trình là sai quy trình cả.

Như vậy, lỗi mất tiền tại ngân hàng là của ai? Đây là câu hỏi rất quan trọng và câu trả lời sẽ quyết định số phận số tiền mà khách hàng bị mất có đòi được hay không. Cụ thể với trường hợp xảy ra tại TPBank nói trên thì khách hàng đã được đền bù, ngân hàng đã chịu trách nhiệm với khách hàng. Còn đa số các khách hàng đang mất tiền tại ngân hàng đều trong tình cảnh dở khóc dở cười khi phải vác đơn đi kiện khắp nơi, mòn mỏi chờ đợi làm sao để tìm được đối tượng đã rút tiền của mình từ ngân hàng, rồi không biết lúc tìm được đối tượng có còn tiền mà hoàn trả cho mình?

Đã nhiều luật sư, chuyên gia tài chính lên tiếng, cho rằng khách hàng đã gửi tiền vào ngân hàng thì ngân hàng phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng số tiền gửi của khách hàng theo quy định của pháp luật. Ngân hàng chỉ được phép chi trả số tiền gửi của khách hàng khi khách hàng thực sự biết về việc này, cùng với đó là các thủ tục, chứng từ hợp lệ từ khách hàng. Do vậy, số tiền gửi của khách hàng bị thất thoát vì bất kể lý do gì thì đều là lỗi của ngân hàng. Nếu ngân hàng không làm được điều này thì ai còn dám tin tưởng để gửi tiền ở ngân hàng?

Thực tế TPBank từng vướng vào nhiều vụ án lớn, liên quan tới mất tiền do chưa thực hiện đúng quy trình như vụ siêu lừa Huyền Như. Trong vụ này TPBank đã ký 11 hợp đồng mua chứng khoán, môi giới chứng khoán, hợp đồng quản lý danh mục đầu tư với Công ty CP Chứng khoán Phương Đông và Công ty Đầu tư và Thương mại An Lộc (Công ty An Lộc là công ty con của Công ty Quỹ Lộc Việt), tổng trị giá là 1.860 tỷ đồng. Bản chất của hợp đồng này là căn cứ để TPBank chuyển tiền cho các công ty đứng tên để gửi tiền vào Vietinbank.

Hay như trọng vụ án Phạm Công Danh, Ngân hàng VNCB, PBank quyết định cho vay hơn 1.700 tỉ đồng nhưng không thẩm định nguồn vốn tự có và nguồn trả nợ khi không có đủ hồ sơ, tài liệu để xem xét, đánh giá năng lực tài chính xác định tính khả thi, hiệu quả các phương án vay vốn và khả năng hoàn trả nợ vay của 11 công ty.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả