Không còn nhiều dư địa nới lỏng cho việc nới lỏng tiền tệ
TS. Nguyễn Hữu Huân, Giảng viên Trường đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng, từ nay đến cuối năm 2023, chính sách tiền tệ không còn nhiều dư địa để nới lỏng, mà quan trọng hơn là đẩy mạnh chính sách tài khóa.
Theo ông Huân, Từ nay đến cuối năm 2023, lãi suất điều hành sẽ không còn giảm nhiều, bởi dư địa của chính sách tiền tệ không còn lớn. Chênh lệch lãi suất giữa Việt Nam và thế giới, đặc biệt là Mỹ đang hẹp lại (lãi suất của Mỹ khoảng 5%, lãi suất tại Việt Nam khoảng 6 - 7%/năm). Điều này có rủi ro là dòng vốn bị đảo chiều, gây bất lợi lên tỷ giá, lạm phát có thể quay trở lại. Hơn nữa, việc giảm lãi suất dường như đang mang hiệu quả tại Việt Nam.
.Sau 4 lần Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất, chính sách tiền tệ đã phát huy tác dụng và bão hòa. Trước đây, việc giảm 1% lãi suất sẽ góp phần đẩy tăng trưởng kinh tế (GDP) lên 1 - 1,5%. Nhưng bây giờ, có tiếp tục giảm lãi suất thì cũng sẽ không tác động nhiều đến tăng trưởng kinh tế, vị chuyên gia này cho hay.
Về khuyến nghị, ông Huân cho rằng không nên giảm thêm lãi suất điều hành, vì có thể gây ra những rủi ro tiềm ẩn cho nền kinh tế những tháng cuối năm. “Thuốc” chính sách tiền tệ chỉ đủ liều là được, nếu quá liều sẽ có tác dụng phụ. Nếu quá nới lỏng chính sách tiền tệ, thì sẽ có rủi ro lạm phát, tỷ giá…
Nếu chạy theo tăng trưởng bằng mọi giá, thì phải trả giá bằng lạm phát và áp lực tỷ giá. Ngược lại, nếu chạy theo thắt chặt lạm phát và ổn định tỷ giá bằng mọi giá, thì phải hy sinh tăng trưởng. Điều hành chính sách phải mang tính hài hòa và dự báo được, thì nền kinh tế mới tăng trưởng ổn định hơn./.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận