Khi ngân hàng nhà nước giảm lãi suất
Ngân hàng nhà nước vừa thông báo giảm các mức lãi suất quan trọng, theo đó “Theo đó lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND là 0,5%/năm và lãi suất đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng VND là 0%/năm, giảm 0,5% so với mức lãi suất trước đó được NHNN ban hành theo quyết định ký ngày 16.3 mới đây.”
Nhìn qua một vài trạng thái phấn khích của các dũng sỹ diệt chứng khoán, chợt thấy là các bạn có vẻ đang hiểu sai bản chất của việc giảm lãi suất này. Mức giảm lãi suất này thực ra không giống như giảm các mức lãi suất cơ bản khác vốn ảnh hưởng nhiều và trực tiếp đến mức cung tiền/tín dụng cho nền kinh tế.
Nếu bạn đã từng học lý thuyết tài chính tiền tệ hoặc ngân hàng trung ương, sẽ thấy rằng dự trữ bắt buộc ảnh hưởng tới mức cung tiền, chủ yếu ở tỷ lệ dự trữ, nhưng tỷ lệ này thường rất ít khi thay đổi.
Đơn giản thế này, khi tổ chức tín dụng (ngân hàng) nhận tiền gửi của dân, họ bắt buộc phải gửi một tỷ lệ nhất định gọi là “dự trữ bắt buộc” tại Ngân hàng trung ương. Khoản dự trữ này được hưởng lãi, rất nhỏ, và khoản dự trữ bắt buộc cũng tăng giảm theo quy mô hoạt động của ngân hàng. Rất thường xuyên, có những ngân hàng bị thiếu hoặc thừa dự trữ bắt buộc, tủy theo hoạt động hàng ngày của họ. Chính vì vậy, các ngân hàng có thể vay/cho vay lẫn nhau khoản thiếu hụt/dư thừa dự trữ bắt buộc này.
Việc thay đổi lãi suất dự trữ bắt buộc không giống quan hệ cung cầu bình thường bởi nó là "bắt buộc". Thông tin giảm lãi suất hôm nay theo đó dự trữ bắt buộc có lãi suất còn 0.5% và dư thừa dự trữ bắt buộc có lãi chỉ còn 0% (tức giảm 0.5% so với trước đây) ám chỉ hai điều: (i) hệ thống ngân hàng sẽ nhận ít lãi hơn từ lãi tiền gửi bắt buộc nhưng điều này thực ra không ảnh hưởng nhiều bởi điều quyết định quy mô dự trữ lại chính là hoạt đông của họ; (ii) dư thừa dự trữ bắt buộc không được hưởng lãi suất sẽ khuyến khích họ buộc phải cho vay nhiều hơn (và do đó huy động nhiều hơn).
Đó là mục tiêu chính sách, nhưng tại sao lại có chính sách đó mới là điều quan trọng. Nó phản ánh một thực tế rằng hệ thống ngân hàng đã huy động quá nhiều mà hiện tại không cho vay được. Và hệ thống ngân hàng đang đứng trước tình huống khó khăn mà NHNN đang đẩy họ vào: có nên mở rộng tín dụng với rủi ro cao và đối diện nợ xấu trong tương lai hay là không.
Quyết định về lãi suất lần này cũng cho thấy NHNN đã không còn nhiều lựa chọn và đã sử dụng hết những gì có thể từ kho công cụ của họ. Nó mang tính tâm lý/chính trị hơn là kinh tế. Nói các khác, công cụ tiền tệ đã không còn tác dụng nữa. Chính phủ cần có các chính sách tác động trực tiếp tới người tiêu dùng và doanh nghiệp, các thị trường cụ thể. Điều kiện hiện tại khó để có một công cụ "một dùng cho tất cả" nền kinh tế được
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận