Khi đánh giá hay phán xét bất kỳ vấn đề gì đều phải có “bằng chứng khách quan”
Khi đánh giá hay phán xét bất kỳ vấn đề gì đều phải có “bằng chứng khách quan” đấy là một nguyên lý quan trọng nhất, quí giá nhất mà tôi học được khi FPT làm qui trình chất lượng ISO:9000 vào năm 1999
Khi đánh giá hay phán xét bất kỳ vấn đề gì đều phải có “bằng chứng khách quan” đấy là một nguyên lý quan trọng nhất, quí giá nhất mà tôi học được khi FPT làm qui trình chất lượng ISO:9000 vào năm 1999.
Vậy thế nào là “bằng chứng khách quan”? Theo định nghĩa thì bằng chứng khách quan là “những dữ liệu hỗ trợ sự tồn tại hoặc tính xác thực của một thứ gì đó” hay “các dữ liệu chứng minh sự tồn tại hay sự thực của một điều nào đó” và lưu ý rằng “bằng chứng khách quan có thể thu được thông qua quan sát, đo lường, thử nghiệm hoặc các phương tiện khác”.
Khi đi tìm các bằng chứng khách quan, kể cả khi lấy dữ liệu để hỗ trợ việc xác định bằng chứng khách quan, người ta cần xác định các rủi ro ảnh hưởng đến tính khách quan, chẳng hạn phải loại bỏ các mối quan hệ cá nhân hiện tại và quá khứ, loại bỏ những người có lợi ích tài chính, loại bỏ những người (hoặc những yếu tố) có xung đột lợi ích với quá trình thu thập dữ liệu và quá trình đi tìm bằng chứng khách quan.
Những ví dụ về việc phải loại bỏ những yếu tố hay con người ảnh hưởng đến tính khách quan:
1) Trong doanh nghiệp cấm kế toán trưởng và chủ tài khoản có quan hệ gia đình (vợ, chồng, bố mẹ và con cái, anh chị em ruột).
2) Khi kiểm kê hàng hoá trong kho hay tiềm mặt trong quĩ, nhất định phải có ít nhất một người không phải là thủ kho, thủ quĩ, kế toán đảm nhận việc ghi chép sổ sách về hàng hoá, tiền.
3) Trong việc mua bán tài sản công, tài sản công ty, không để người quyết định mua và quyết định bán (đặc biệt là giá) có quan hệ gia đình và quan hệ tình cảm (yêu đương).
4) Tin về chiến tranh thì bất cứ bên tham chiến nào đưa ra tin tức và số liệu chiến tranh đều thiếu tính khách quan. Chỉ có những nguồn tin và dữ liệu từ các bên trung lập được chứng kiến trực tiếp mới được coi là khách quan.
4) Về QRTD, một trong hai bên đưa ra thông tin (tố cáo hay bào chữa) đều chưa đủ bằng chứng khách quan kết luận là có hay không. Muốn đủ bằng chứng khách quan thì phải hoặc có nhân chứng độc lập là người không có mối quan hệ thân thiết với một trong hai bên hoặc có trích xuất camera hoặc có hệ quả để lại do cơ quan y tế xác nhận.
Một vài ví dụ về bằng chứng khách quan như vậy với hy vọng cộng đồng mạng Việt Nam bớt đi những vụ lên đồng tập thể theo cảm xúc cá nhân về những sự kiện, những thông tin chưa đủ bằng chứng khách quan (có khá nhiều vụ lên đồng tập thể gần đây đều chưa đủ bằng chứng khách quan),
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận