24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Dương Mạnh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Khả năng cân đối vốn đầu tư công năm 2021 sẽ khó khăn

Chỉ còn khoảng 2 tháng rưỡi nữa là Chính phủ phải báo cáo Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Nhưng đến ngày 27/7, Bộ Tài chính chưa cung cấp phương án cân đối ngân sách Nhà nước (NSNN) giai đoạn 2021-2025 làm cơ sở xác định tổ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, chưa biết điểm dừng nên việc xây dựng kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025, chuẩn bị kỹ kế hoạch đầu tư công năm 2021 và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ trọng tâm để góp phần phục hồi nền kinh tế trong điều kiện bình thường mới.

Theo Luật đầu tư công, xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 căn cứ vào 2 cơ sở: Một là, quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước; Hai là, dự kiến nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025.

Để có dự kiến nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính xây dựng phương án cân đối NSNN giai đoạn 2021-2025 làm cơ sở xác định tổng chi đầu tư công nguồn NSNN 5 năm giai đoạn 2021-2025. Nhưng theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến ngày 27/2/2020 Bộ Tài chính chưa có phương án cân đối NSNN cho giai đoạn tới.

Về phần mình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết đã khẩn trương xây dựng dự thảo này theo quy trình rút gọn và dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ sớm.

Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, để kịp tiến độ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề xuất nếu Bộ Tài chính không kịp trình phương án cân đối NSNN theo tiến độ dự kiến thì nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 sẽ xác định bằng với giai đoạn 2016-2020. Đề xuất này căn cứ theo khoản 2 Điều 55 Luật Đầu tư công xác định. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính để sớm triển khai và thông báo các địa phương.

Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các bộ ngành và địa phương khi rà soát các dự án đầu tư công dự kiến bố trí trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 theo 6 thứ tự ưu tiên quy định tại Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là: (1) thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản (2) hoàn trả vốn ứng trước kế hoạch (3) dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng; vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA, PPP; dự án chuyển tiếp theo tiến độ và dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch (4) nhiệm vụ quy hoạch (5) chuẩn bị đầu tư (6) dự án khởi công mới và rà soát, phân theo 13 ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công.

Theo kinh nghiệm của Vụ trưởng Trần Duy Đông, từ trong quá trình xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 cho thấy, các dự án được bố trí vốn để làm trước nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư thì sẽ ít phải điều chỉnh dự án, có chất lượng tốt và giải ngân nhanh. Các địa phương tập trung bố trí nguồn vốn chuẩn bị đầu tư ngay từ đầu kỳ kế hoạch trung hạn sẽ có tiến độ thực hiện tốt”, gợi ý với các bộ ngành và địa phương.

Do đó, các địa phương cần chủ động bố trí vốn chuẩn bị đầu tư từ năm 2021 để thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư, lựa chọn các dự án phù hợp với quy hoạch, có tính kết nối, tác động liên vùng, có hiệu quả và ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Vụ trưởng Trần Duy Đông cho biết, dự kiến trong tháng 8/2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ triển khai các Hội nghị xây dựng kế hoạch trung hạn 2021-2025 lồng ghép với kế hoạch 2021 với các địa phương theo 03 Vùng, trường hợp cần thiết sẽ tổ chức làm việc với một số địa phương lớn. Các nội dung cụ thể, kiến nghị, đề xuất của từng địa phương sẽ được thảo luận, chia sẻ tại các Hội nghị này.

Về kế hoạch đầu tư công năm 2021, theo Luật Đầu tư công thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải tổng hợp kế hoạch đầu tư công năm 2021 báo cáo Chính phủ trước ngày 31/8/2020. Được biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán năm 2021, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành trong thời gian tới.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo năm 2021 là năm chịu nhiều tác động của đại dịch Covid-19, nên khả năng cân đối vốn đầu tư công năm 2021 sẽ khó khăn. Bộ đề nghị các địa phương lựa chọn các dự án phù hợp, hiệu quả, đảm bảo tiến độ thực hiện theo quy định.

Nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 là 633.000 tỷ đồng. Để giải ngân hết số vốn này như Chính phủ đã chỉ đạo, Bộ Kế hoạch và đầu tư đề nghị các địa phương chủ động rà soát kỹ các khó khăn vướng mắc của các dự án chưa giải ngân và dự án có tỷ lệ giải ngân thấp, nhất là các dự án ODA để chủ động điều chỉnh nội bộ trong địa phương hoặc đề xuất điều chuyển vốn sang các địa phương khác. Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền ngay trong tháng 8/2020.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nêu rõ quan điểm các địa phương phải đảm bảo khả năng giải ngân hết số vốn được giao trong năm 2020. Trong trường hợp điều chuyển vốn, các địa phương chịu trách nhiệm về tính chính xác của tỷ lệ giải ngân trong quá trình đề xuất điều chuyển vốn giữa các dự án. Trường hợp điều chuyển sang các dự án khác thì chịu trách nhiệm tiếp tục đề xuất bố trí vốn trong các năm sau để hoàn thành dự án theo đúng tiến độ.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả