menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Ngọc Diệp

KBSV: "Dự báo tăng trưởng năm 2021 giảm còn 6.5%"

CTCK KB Việt Nam (KBSV) vừa công bố báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô quý II/2021 với sự điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng năm 2021 từ 6.6% xuống còn 6.5%.

Dự báo tăng trưởng GDP Quý 2/2021

Chúng tôi điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng năm 2021 từ 6.6% xuống còn 6.5%, phản ánh tác động của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 3 vào giai đoạn ngay trước Tết Nguyên Đán khiến GDP Quý 1 thấp hơn kỳ vọng. Với mức nền thấp ở Quý 2/2020, chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng GDP so với cùng kỳ trong Quý 2/2021 sẽ đột biến (7.2% YoY) và bình thường trở lại trong nửa cuối năm. Các yếu tố hỗ trợ tăng trưởng bao gồm hoạt động xuất khẩu, tiêu dùng nội địa, và sự quay lại của dòng vốn FDI và đầu tư tư nhân.

KBSV: "Dự báo tăng trưởng năm 2021 giảm còn 6.5%"

Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng trong thời gian còn lại của năm, với sự hồi phục của nhóm ngành xuất khẩu truyền thống.

Hoạt động sản xuất chế biến chế tạo của Việt Nam đang trên đà hồi phục mạnh mẽ kể từ tháng 4/2020 (ngoại trừ tháng 2/2021 giảm mạnh do yếu tố mùa vụ). Chỉ số PMI trong tháng 3 đã cho thấy các dấu hiệu cải thiện nhu cầu khách hàng và thành công trong việc kiểm soát đại dịch virus corona 2019 (COVID-19) đã giúp hỗ trợ tăng số lượng đơn đặt hàng mới và sản lượng. Số lượng đơn đặt hàng mới tăng tháng thứ bảy liên tiếp trong khi số lượng đơn đặt hàng mới xuất khẩu tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2018. Động lực của ngành sản xuất hiện vẫn còn rất mạnh, đặc biệt từ ngành điện tử. Số lượng đơn hàng mới liên tục tăng trong vòng nhiều tháng qua tại các quốc gia trụ cột trong chuỗi giá trị như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan và chúng tôi kỳ vọng Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng lợi từ chu kỳ trên, khi Việt Nam ngày càng củng cố vịthế với tư cách là trung tâm sản xuất hàng đầu Đông Nam Á. Tín hiệu phục hồi cũng xuất hiện nhóm ngành xuất khẩu truyền thống trong Quý 1. Chúng tôi kỳ vọng, các hiệp định FTAs sẽ tạo ra một sự thúc đẩy rất cần thiết cho các ngành công nghiệp của Việt Nam và việc xóa bỏ thuế quan sẽ có lợi cho các ngành xuất khẩu chủ lực, bao gồm sản xuất điện thoại và các sản phẩm điện tử, dệt may, da giày, nông sản (gạo và cà phê) và thủy sản (cá da trơn và tôm). Ba hiệp định thương mại lớn nhất mà Việt Nam đã tham gia và ký kết trong vòng 2 năm qua là CTTPP, EVFTA và RCEP. Trong đó, đáng chú ý là CTTPP và EVFTA đã có hiệu lực từ 2019 và 2020, mở đường cho việc gia tăng thương mại giữa EU, 6 nước đối tác trong CTTPP và Việt Nam. EVFTA đã loại bỏ gần 99% thuế hải quan giữa hai nước với lộ trình 8 năm trong khi CTTPP cam kết xóa 97% - 100% hàng hóa từ Việt Nam tùy từng đối tác với lộ trình 16 năm.

Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng trong thời gian còn lại của năm, với sự hồi phục của nhóm ngành xuất khẩu truyền thống

KBSV: "Dự báo tăng trưởng năm 2021 giảm còn 6.5%"
KBSV: "Dự báo tăng trưởng năm 2021 giảm còn 6.5%"

Thu hút vốn đầu tư FDI trong 2021 khởi sắc nhờ FTAs và hoạt động sản xuất hồi phục

Thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt Nam được kỳ vọng sẽ có nhiều khởi sắc mặc dù phải đối mặt với nhiều cạnh tranh từ các quốc gia ASEAN và Ấn Độ. CTTPP và EVFTA đã có hiệu lực, và RCEP vào nửa cuối năm 2021 giúp Việt Nam có lợi thế tự do thương mại đối với đối tác thương mại lớn, cùng với việc kiểm soát tốt dịch bệnh và ổn định chính trị giúp hoạt động sản xuất hồi phục trở lại là yếu tố tạo sự khác biệt giữa Việt Nam và các nước trong khu vực. Theo tính toán, trước đại dịch Covid-19, nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam đã cao hơn đáng kể so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia. Cụ thể, Việt Nam, nhận được trung bình 15 tỷ USD mỗi năm đầu tư trực tiếp nước ngoài 30 35 40 45 50 55 60 -20 -10 0 10 20 30 40 1/19 3/19 5/19 7/19 9/19 11/19 1/20 3/20 5/20 7/20 9/20 11/20 1/21 3/21 IIP chế biến chế tạo PMI (phải) -70 -60 -50 -40 -30 -20 -10 0 2/27/2020 3/19/2020 4/9/2020 4/30/2020 5/21/2020 6/11/2020 7/2/2020 7/23/2020 8/13/2020 9/3/2020 9/24/2020 10/15/2020 11/5/2020 11/26/2020 12/17/2020 1/7/2021 1/28/2021 2/18/2021 3/11/2021 4/1/2021 Bán lẻ và giải trí KB SECURITIES VIETNAM 12 (FDI) trong thời gian 10 năm qua (trung bình 7.2% GDP), và xu hướng ngày càng tăng trong khi đó, Thái Lan chỉ nhận được vốn FDI trung bình 3.6 tỷ USD mỗi năm (trung bình 0.9% GDP).

Rủi ro áp thuế bổ sung/thuế toàn diện trên cơ sở Việt Nam tiếp tục bị cáo buộc thao túng tiền tệ

Ở chiều ngược lại, chúng tôi đánh giá rủi ro đáng chú ý là khả năng tiếp tục bị cáo buộc thao túng tiền tệ từ phía Mỹ trong kỳ đánh giá tiếp theo.

Rủi ro áp thuế bổ sung/thuế toàn diện trên cơ sở Việt Nam tiếp tục bị cáo buộc thao túng tiền tệ Kỳ đánh giá thao túng tiền tệ tiếp theo, vào tháng 5/2021 vẫn cho thấy rủi ro Việt Nam vi phạm cả ba tiêu chí. Tính đến thời điểm hiện tại, chúng tôi chưa quan sát thấy động thái thay đổi chính sách thương mại quyết liệt từ Tổng thống Mỹ Biden cũng như chưa có nhiều hoạt động hợp tác đầu tư giữa Mỹ với Việt Nam dưới thời Biden. Do vậy, rủi ro cáo buộc Việt Nam là thao túng tiền tệ từ Bộ Tài chính Mỹ là hiện hữu. Trong trường hợp xấu nhất và hai bên không đi đến thỏa thuận thu hẹp thâm hụt thương mại hai nước, Việt Nam sẽ bị áp thuế bổ sung, hoặc trong kịch bản tệ hơn là bị áp thuế toàn diện đối với hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ tương tự như Trung Quốc giai đoạn 2018. Tác động trước mắt là hoạt động xuất khẩu bị ảnh hưởng trong bối cảnh Mỹ là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ tăng nhanh trong vòng 2 năm qua.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả