IEA hạ triển vọng nhu cầu dầu trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung từ Nga
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm nay sẽ thấp hơn dự kiến do sự gián đoạn quy mô lớn trong sản xuất dầu thô của Nga có nguy cơ tạo ra cú sốc nguồn cung dầu toàn cầu.
Trong báo cáo hàng tháng mới nhất, IEA đã chỉ ra tác động của cuộc khủng hoảng ở Ukraine đối với thị trường dầu mỏ xung quanh các lệnh trừng phạt kinh tế và ảnh hưởng tới quyết định của các quốc gia tiêu thụ dầu.
Trong khi đó, xung đột giữa Nga và Ukraine và các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với hoạt động xuất khẩu dầu của nước này đã đe dọa một cú sốc về nguồn cung sẽ đè nặng lên nền kinh tế toàn cầu và thắt chặt thị trường năng lượng hơn nữa trừ khi các nhà sản xuất lớn tăng sản lượng.
Theo đó, IEA đã cắt giảm dự báo nhu cầu trong quý II đến quý IV năm nay xuống 1,3 triệu thùng/ngày.
IEA lưu ý rằng giá cả hàng hóa tăng cao và các lệnh trừng phạt đối với Nga "dự kiến sẽ làm giảm đáng kể tăng trưởng kinh tế toàn cầu" và tác động đến lạm phát.
IEA dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu vào năm 2022 sẽ thấp hơn 35% so với dự báo trước đó. Theo đó, IEA đã hạ dự báo nhu cầu dầu toàn cầu từ mức giảm 950.000 thùng/ngày xuống giảm tới 2,1 triệu thùng/ngày. Ước tính tổng nhu cầu dầu toàn cầu đạt mức trung bình 99,7 triệu thùng/ngày trong năm nay.
IEA cho biết trong một báo cáo hàng tháng: “Đối mặt với những gì có thể biến thành cuộc khủng hoảng nguồn cung lớn nhất trong nhiều thập kỷ, thị trường năng lượng toàn cầu đang ở ngã ba đường. Mặc dù vẫn còn quá sớm để biết các sự kiện sẽ diễn ra như thế nào, nhưng cuộc khủng hoảng có thể dẫn đến những thay đổi lâu dài đối với thị trường năng lượng".
Nga là nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới đang phải hứng chịu hàng loạt lệnh trừng phạt quốc tế liên quan đến xung dôt ở Ukraine và khiến giá dầu tăng vọt.
Trong khi các biện pháp trừng phạt đều không ảnh hưởng tới thị trường năng lượng, IEA cho biết các công ty dầu mỏ lớn, nhà kinh doanh, hãng tàu biển và ngân hàng đã “quay lưng lại trong việc kinh doanh với Nga”.
IEA dự kiến sản lượng dầu của Nga sẽ giảm 25% trong tháng 4 và 3 triệu thùng/ngày và các sản phẩm dầu của Nga có thể đi vào hoạt động ngoại tuyến vào đầu tháng tới.
"Chúng tôi thấy tổng xuất khẩu của Nga giảm 2,5 triệu thùng/ngày, trong đó dầu thô chiếm 1,5 triệu thùng/ngày và sản phẩm 1 triệu thùng/ngày. Những tổn thất này có thể nghiêm trọng hơn nếu lệnh cấm hoặc sự chỉ trích của công chúng tăng tốc”, IEA cho biết.
IEA cho biết, giá dầu cao hơn "cũng sẽ làm tăng lạm phát, giảm sức mua hộ gia đình và có khả năng gây ra phản ứng chính sách từ các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới, với tác động tiêu cực mạnh mẽ đến tăng trưởng".
Báo cáo được đưa ra trong bối cảnh giá dầu tiếp tục giảm trong tuần này sau một tuần thị trường đầy biến động.
Giá dầu thô có tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 11 trong khi đã chạm mức cao nhất kể từ năm 2008 do các nhà giao dịch đánh giá thiệt hại đối với nguồn cung toàn cầu do căng thẳng địa chính trị.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận