Hướng dẫn cách thức giao dịch chứng quyền cho người mới bắt đầu
Với nhiều ưu điểm vượt trội như quy mô vốn bỏ ra thấp, không mất phí vay margin, tính đòn bẩy cao,... kênh đầu tư chứng quyền hứa hẹn sẽ là một sân chơi hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, đây là sản phẩm phái sinh khá phức tạp nên nhà đầu tư cần nắm rõ các kiến thức liên quan cũng như cách giao dịch chứng quyền như thế nào? Hãy cùng 24hMoney tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
1. Cách đọc mã chứng quyền
C/P | U | Y | R |
Call: Chứng quyền mua Put: Chứng quyền bán |
Underlying: 3 ký tự cho mã chứng khoán làm tài sản cơ sở |
Year: Năm phát hành/ đáo hạn chứng quyền |
Round: Đợt phát hành chứng quyền cho cùng 1 tài sản cơ sở |
Ví dụ:
CTCB2105: Chứng quyền mua cổ phiếu TCB phát hành đợt 5 của năm phát hành 2021
2. Hướng dẫn xem thông tin cơ bản của chứng quyền
Điều khoản |
Ý nghĩa |
Ví dụ CTCB2105 |
Chứng khoán cơ sở (CKCS) |
Là tài sản mà giá chứng quyền phụ thuộc vào đó. Có thể là cổ phiếu, chỉ số hoặc ETF. Ban đầu chỉ có cổ phiếu thuộc VN30 được làm CKCS cho chứng quyền. |
TCB |
Giá chứng quyền |
Khoản chi phí nhà đầu tư bỏ ra để sở hữu chứng quyền |
3.600 |
Giá thực hiện |
Mức giá để nhà đầu tư thực hiện quyền mua CKCS khi chứng quyền đáo hạn. |
45.000 |
Giá thanh toán |
Mức giá để xác định khoản tiền thanh toán cho nhà đầu tư vào thời điểm thực hiện quyền (tính bằng bình quân giá CKCS 5 phiên giao dịch liền trước ngày đáo hạn chứng quyền). |
Được tổ chức phát hành công bố vào ngày đáo hạn chứng quyền |
Tỷ lệ chuyển đổi |
Số lượng chứng quyền nhà đầu tư cần có để thực hiện quyền mua 1 CKCS |
5 : 1 Nhà đầu tư cần sở hữu 5 chứng quyền để có quyền mua 1 cổ phiếu TCB |
Thời hạn chứng quyền |
Ngày giao dịch trước hai (02) ngày làm việc so với đáo hạn. Đây cũng là ngày cuối cùng mà chúng quyền còn được giao dich |
9 tháng |
Ngày giao dịch cuối cùng |
Hai ngày trước ngày đáo hạn của chứng quyền. Sau ngày này, chứng quyền sẽ bị hủy niêm yết |
02/05/2022 |
Ngày đáo hạn |
Ngày cuối cùng mà người sở hữu chứng quyền được thực hiện quyền |
04/05/2022 |
Ngày thanh toán |
Ngày nhà đầu tư nhận được tiền thanh toán từ tổ chức phát hành cho các chứng quyền có lãi. |
3. Cơ chế hoạt động của chứng quyền
3.1. Mua chứng quyền có bảo đảm
Có 2 cách để nhà đầu tư sở hữu chứng quyền, cụ thể:
▪️ Mua trên thị trường sơ cấp: Đăng ký mua tại sàn giao dịch của các công ty chứng khoán được cấp phép phát hành.
▪️ Chứng quyền niêm yết trên HSX: Mua/bán chứng quyền đã niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán.
3.2. Thực hiện quyền và giá thanh toán
Vào ngày đáo hạn, nhà đầu tư sở hữu các chứng quyền mua ở trạng thái ITM được quyền yêu cầu thực hiện chứng quyền và được thanh toán bằng tiền mặt với khoảng chênh lệch giữa giá thanh toán và giá thực hiện.
Trong đó:
• Giá thanh toán (đối với chứng quyền có tài sản cơ sở là cổ phiếu): Bình quân giá đóng cửa của CKCS 5 phiên giao dịch liền trước ngày đáo hạn, không tính ngày đáo hạn.
• Giá thực hiện của chứng quyền: Giá xác định trước tại thời điểm mua chứng quyền và không đổi theo thời gian.
• Số tiền thanh toán cho nhà đầu tư chứng quyền tính theo công thức:
Số tiền thanh toán trên 1 chứng quyền = (Giá thanh toán−Giá thực hiện) / (Tỷ lệ chuyển đổi)
• Việc thanh toán tiền cho nhà đầu tư được hoàn thành trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhà đầu tư đặt lệnh thực hiện chứng quyền hoặc kể từ ngày đáo hạn.
4. Cách thức giao dịch chứng quyền
Sau khi phát hành, chứng quyền sẽ được niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán HCM, nhà đầu tư có thể mua/bán chứng quyền như Chứng khoán thông thường hoặc có thể nắm giữ đến ngày đáo hạn. Chứng quyền giao dịch như một cổ phiếu nên nhà đầu tư không cần mở mới tài khoản mà có thể sử dụng chung tài khoản giao dịch chứng khoán cơ sở. Tức là nhà đầu tư được dùng chính tài khoản giao dịch cổ phiếu để mua, bán chứng quyền.
Trường hợp nhà đầu tư nắm giữ chứng quyền đến ngày đáo hạn, chứng quyền được thanh toán nếu chứng quyền ở trạng thái có lãi.
- Ngày giao dịch cuối cùng: Theo công bố của tổ chức phát hành
- Ngày đăng ký cuối cùng/ Ngày đáo hạn chứng quyền: T+2 sau ngày giao dịch cuối cùng
- Ngày thanh toán: T+7
- Phương thức: Bằng tiền
- Cách thức: Phân bố trực tiếp vào tài khoản chứng quyền.
Thời gian giao dịch và các phiên đóng, mở cửa sẽ tương tự như thời gian giao dịch cổ phiếu trên sàn HOSE. Khối lượng giao dịch tối thiểu là 10 chứng quyền.
Giá trần/sàn của chứng quyền được xác định theo công thức sau:
• Giá trần/sàn chứng quyền = Giá tham chiếu chứng quyền +/- (Giá CKCS*Biên độ dao động) / Tỷ lệ chuyển đổi
Trong đó:
• Giá tham chiếu là giá đóng cửa phiên giao dịch hôm trước sẽ là giá tham chiếu cho phiên giao dịch hôm sau.
• Trường hợp giá sàn của chứng quyền nhỏ hơn hoặc bằng không (0), giá sàn sẽ là đơn vị yết giá nhỏ nhất bằng 10 đồng.
Ví dụ:
Giá CKCS 100.000 đồng, biên độ dao động 7% (7.000 đồng). Giá tham chiếu chứng quyền là 5.000 đồng, tỷ lệ chuyển đổi 2:1
• Giá trần chứng quyền = 5.000 + 7.000/2 = 8.500 đồng
• Giá sàn chứng quyền = 5.000 – 7.000/2 = 1.500 đồng
Hy vọng những chia sẻ trong bài viết trên đây có thể nhà đầu tư biết cách giao dịch chứng quyền như thế nào cũng như nắm được một số thông tin cơ bản về công cụ tài chính này!
Để cập nhật thêm các thông tin hữu ích về chứng khoán, bất động sản và kinh doanh, bạn có thể tải ngay ứng dụng 24hMoney hoàn toàn miễn phí!
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận