menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phạm Đình Đạt

HSBC: Các đợt bùng dịch Covid-19 ảnh hưởng ra sao đến kinh tế các nước Đông Nam Á?

Dù rằng chính quyền cũng đã có rất nhiều cố gắng, tuy nhiên, khả năng các nước Indonesia, Việt Nam, Philippines và Thái Lan đạt được mức độ tiêm chủng 70% dân số trước thời điểm cuối năm nay khá thấp.

Tính từ đầu đại dịch Covid-19 cho đến nay, khu vực Đông Nam Á không phải chịu ảnh hưởng quá tồi tệ từ đại dịch Covid-19. Sau khi rời khỏi năm 2020 mà không có quá nhiều đợt phong tỏa nặng nề, chính phủ nhiều nước chật vật khởi động các chương trình tiêm vắc xin Covid-19 quy mô lớn. Chính vì vậy tỷ lệ lớn dân số dễ lây nhiễm biến chủng delta dẫn đến các đợt bùng dịch nhanh như cháy rừng.

Dù rằng Singapore và Malaysia có thể đạt tỷ lệ tiêm chủng 70% dân số (chủ yếu bằng vắc xin công nghệ (mRNA) trước thời điểm cuối năm nay, ngưỡng này vẫn còn khá xa vời với phần đông các nước còn lại trong khu vực Đông Nam Á, chính vì vậy khu vực này còn đương đầu với rủi ro cao của các đợt bùng dịch hiện tại và trong tương lai.

Không có giải pháp chống dịch nào phù hợp cho mọi nước với các điều kiện và nguồn lực khác nhau. Giới chức Việt Nam và Malaysia đã áp dụng những biện pháp phong tỏa ngặt nghèo nhất, trong đó có cả giới nghiêm mà không có nhiều ngoại lệ. Tuy nhiên thực tế này cũng đồng nghĩa rằng ngành sản xuất của họ phải đương đầu với nhiều sự gián đoạn, đặc biệt Việt Nam với ngành điện tử và dệt may quy mô lớn.

Tại Indonesia, chính phủ Indonesia đã thực hiện biện pháp phong tỏa ngặt nghèo nhất tính từ đầu đại dịch Covid-19, thế nhưng ảnh hưởng đến tăng trưởng đã đỡ tiêu cực hơn kỳ vọng. Trong khi đó, các biện pháp hạn chế mới nhất ở Thái Lan cũng không ảnh hưởng quá mạnh đến khả năng di chuyển của người dân, có lẽ sẽ cần thêm nhiều biện pháp cứng rắn hơn nhằm hạn chế số ca lây nhiễm tăng cao kỷ lục.

Trong bối cảnh này, chuyên gia kinh tế thuộc HSBC đưa ra một số nhận xét tổng quan:

Chính sách: Chuyên gia HSBC cho rằng thật may mắn khi mà áp lực lạm phát tại Đông Nam Á đã giảm đi. Giá cả một số loại thực phẩm chủ chốt ví như gạo đã giảm chóng mặt giúp bù lại cho chi phí năng lượng gia tăng. Cùng lúc đó, lạm phát do yếu tố cầu đã hạ mạnh. Ngoài ra, HSBC cũng không tin rằng sẽ không còn những đợt hạ lãi suất cơ bản. Chính sách tài khóa hiện vẫn đang được coi như phòng tuyến phòng thủ cuối cùng, thế nhưng những nỗi lo về xếp hạng tín nhiệm vẫn tiếp tục lớn dần.

Hồi phục: Triển vọng hồi phục phụ thuộc vào các xu thế tiêm chủng vắc xin Covid-19 sắp tới, cấu trúc xuất khẩu và dư địa chính sách tài khóa. Singapore và Malaysia có triển vọng hồi phục tốt nhất, theo quan điểm của HSBC, trong khi đó Thái Lan và Philippines vẫn còn đương đầu với vô vàn thách thức. Khi mà tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19 tăng lên và rủi ro Covid-19 giảm đi, sự quan tâm của nhà đầu tư sẽ chuyển sang các cuộc bầu cử tại Malaysia và cuộc bầu cử Tổng thống tại Philippines.

Ngoại trừ Singapore, tính đến hiện tại, không nước ASEAN nào đạt tốc độ tiêm chủng vắc xin Covid-19 khoảng 70% dân số. Malaysia đang gần đến mức này. Trong năm 2021, cũng không nước ASEAN nào dự kiến sẽ có tốc độ tiêm vắc xin Covid-19 sát mức trên. Malaysia dự kiến sẽ hoàn thành được mục tiêu tiêm vắc xin Covid-19 cho 70% dân số vào tháng 10/2021, vài tháng so với mốc tháng 8/2021 của Singapore.

Dù rằng chính quyền cũng đã có rất nhiều cố gắng, tuy nhiên, khả năng các nước Indonesia, Việt Nam, Philippines và Thái Lan đạt được mức độ tiêm chủng 70% dân số trước thời điểm cuối năm nay khá thấp. Không chỉ vậy, cung vắc xin của các nước này đến từ nhiều nguồn khác nhau và độ hiệu quả với biến chủng delta cũng không đồng nhất.

Điều đó cũng đồng nghĩa người dân tại các nước này sẽ dễ vẫn chịu tổn thương không chỉ từ các đợt dịch hiện tại mà kể cả các đợt dịch sau này. Các biện pháp hạn chế nhiều khả năng sẽ vẫn được áp dụng và vì vậy gây áp lực lên triển vọng tăng trưởng kinh tế ngắn hạn.

Dù rằng còn nhiều yếu tố bất ổn liên quan đến hướng diễn biến của đại dịch Covid-19, các nhà hoạch định chính sách trong khu vực đang tính đến cách tiếp cận riêng với các biện pháp phong tỏa và hạn chế. Tại Malaysia, chính phủ nước này đã đưa ra lộ trình cụ thể về quá trình phục hồi kinh tế, đưa ra điều kiện chi tiết để nới lỏng các biện pháp hạn chế.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả