menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Gia Huy

Hoàn thiện khung pháp lý thúc đẩy phát triển kinh tế số

Việc hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là yêu cầu quan trọng.

Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để thúc đẩy phát triển động lực tăng trưởng mới là kinh tế số, theo chuyên gia, cần tiếp tục khung pháp lý cho lĩnh vực này.

Hiện nay, kinh tế số đang là xu hướng nổi lên ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó chỉ rõ cần phải hoàn thiện pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển chuyển đổi số quốc gia và phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh tế số mới dựa trên nền tảng công nghệ số, internet và cũng như là không gian mạng...

Thời gian qua, Chính phủ cũng đã thể hiện rõ quan điểm và định hướng thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia thông qua các chiến lược, chính sách và các văn bản pháp luật. Cụ thể Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Chiến lược quốc gia và phát triển kinh tế số, xã hội số...đã được ban hành. Đồng thời, Bộ chỉ số công cụ đo lường kinh tế số cũng đã được ban hành nhằm để đánh giá hoạt động kinh tế số của Việt Nam. Nhờ đó mà kinh tế số đã có những bước phát triển mới và thể hiện vai trò cốt lõi trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

Hoàn thiện khung pháp lý thúc đẩy phát triển kinh tế số

Thời gian qua, Chính phủ cũng đã thể hiện rõ quan điểm và định hướng thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia thông qua các chiến lược, chính sách và các văn bản pháp luật

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, kinh tế số 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt tăng trưởng 22,4% và tỉ trọng kinh tế số trong GDP ước đạt 18,3%. Doanh thu lĩnh vực công nghệ thông tin (kinh tế số ICT) ước đạt 1.928.311 tỉ đồng, tăng trưởng 26% so với cùng kỳ năm 2023. Số lượng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tăng 8% so với cùng kỳ. Phát triển doanh nghiệp công nghệ số đạt 50.350 doanh nghiệp so với mục tiêu 48.000 doanh nghiệp (đạt tỉ lệ 104,9%).

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, lĩnh vực này cũng còn có những khó khăn, hạn chế. Trong đó, các vấn đề liên quan đến thể chế, chính sách hạ tầng, nguồn nhân lực là vẫn còn là thách thức lớn. Ngoài ra, sự kết nối thông tin của các cổng thông tin nhà nước, các bộ ngành với các doanh nghiệp, các địa phương vẫn chưa đồng bộ, là thách thức cơ bản để tạo điều kiện môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Vì vậy, để thúc đẩy phát triển kinh tế số trong thời gian tới, theo chuyên gia, cần tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển kinh tế số, khởi nghiệp, sáng tạo, đầu tư kinh doanh trong môi trường kinh tế số.

Hoàn thiện khung pháp lý thúc đẩy phát triển kinh tế số

Để thúc đẩy phát triển kinh tế số trong thời gian tới, theo chuyên gia, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách cho lĩnh vực này.

Nêu quan điểm về vấn đề này, TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (CIEM) cho biết, chuyển đổi số là động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế số. Nhờ đó, kinh tế số có những bước phát triển, được xem là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của đất nước.

"Việc hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là yêu cầu quan trọng. Chính phủ cũng đặc biệt nhấn mạnh tới việc tạo lập khuôn khổ pháp lý để triển khai các cơ chế thí điểm, thử nghiệm và đặc thù đối với các loại hình, mô hình kinh tế mới dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo", TS. Nguyễn Minh Thảo nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, để thúc đẩy phát triển kinh tế số, đại biểu Dương Bình Phú, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên đề nghị, cần tiếp tục đẩy mạnh các gói chính sách hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các chính sách liên quan đến vốn và nguồn nhân lực.

Đồng thời, cần có chính sách hỗ trợ đối với các mô hình kinh doanh mới, nhất là thu hút đầu tư vào nghiên cứu, phát triển tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thương mại điện tử và công nghệ số. Tiếp tục rà soát và chỉnh sửa, bổ sung các tiêu chí phù hợp với thực tế ở Việt Nam và cách đo lường trên thế giới, nhằm thống nhất cách đánh giá về kết quả hoạt động kinh tế số, tạo thuận lợi cho việc so sánh giữa Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới.

“Đặc biệt, cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chuyển đổi số, tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm nhằm để kết nối, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, phổ biến kiến thức đến các địa phương, doanh nghiệp và người dân”, đại biểu này chia sẻ.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả