menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Kim Liên

Hòa giải căng thẳng Mỹ-Trung: Động lực lớn cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Đã tới lúc cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đi tới hồi kết được rồi!

Có quá nhiều rủi ro đối với tăng trưởng nền kinh tế toàn cầu, xuất phát từ cuộc xung đột Nga-Ukraine, dịch bệnh Covid-19 và lạm phát leo thang.

Đã tới lúc cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đi tới hồi kết. Một thỏa thuận thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới chưa bao giờ cần thiết như lúc này. Mỹ và Trung Quốc cần ngồi lại với nhau, giúp thế giới đi đúng con đường tăng trưởng thương mại mạnh mẽ, đạt được sự phục hồi bền vững.

Hiện tại, có quá nhiều rủi ro đối với tăng trưởng nền kinh tế toàn cầu, xuất phát từ cuộc xung đột Nga-Ukraine, dịch bệnh Covid-19 và tình trạng lạm phát leo thang.

Thế giới đang cần một sự trợ giúp để có thể vượt qua được những khó khăn trước mắt, và sẽ không có gì tuyệt vời hơn nếu Mỹ và Trung Quốc có thể ngồi lại cùng với nhau, bàn luận về một giải pháp giải quyết mâu thuẫn tồn tại suốt nhiều năm qua. Nếu một sự thay đổi không sớm xuất hiện, suy thoái toàn cầu là viễn cảnh hoàn toàn có thể xảy ra.

Triển vọng nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng trên 4% trong dài hạn vẫn có thể đạt được nhưng chỉ với những chính sách đúng đắn được áp dụng. Một gói hỗ trợ tài khóa lớn trên quy mô toàn cầu và một thỏa thuận “hòa hoãn” thương mại chính là những giải pháp tối ưu cho giai đoạn hiện nay.

Nguyên nhân đằng sau những bất đồng này chính là tình trạng thâm hụt ngân sách ngày một nới rộng giữa Mỹ và Trung Quốc. Từ trạng thái cân bằng năm 1985, thâm hụt thương mại diễn biến hầu như một chiều tính tới nay.

Trong năm 2018, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc tăng lên mức kỷ lục 418 tỷ USD, ngay cả sau thời điểm Cựu tổng thống Donald Trump áp dụng một loạt các lệnh trừng phạt nhắm vào hàng trăm tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc tháng 1 năm đó. Con số này sụt giảm chỉ còn 310 tỷ USD trong năm 2020 do đại dịch Covid-19, nhưng khi dòng chảy thương mại toàn cầu hoạt động bình thường trở lại trong năm 2021, thâm hụt thương mại vì thế cũng tăng lên 355 tỷ USD.

Dựa trên xu hướng hiện tại, thâm hụt thương mại có thể quay trở lại ngưỡng 400 tỷ USD mỗi năm nếu như mối quan hệ giữa hai bên không hề tiến triển.

Vấn đề thâm hụt thương mại sẽ không thể được giải quyết nếu như cả hai bên không quyết tâm thực hiện điều đó. Hiện tại, tình hình chỉ có thể diễn biến xấu đi khi giá trị của đồng USD tăng mạnh so với đồng nhân dân tệ. Các nhà xuất khẩu hàng hóa từ Mỹ vào Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong khi hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc rẻ hơn và hấp dẫn đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ.

Trong một vài tuần qua, đồng nhân dân tệ đã giảm hơn 4% so với đồng USD trước thông tin một loạt các lệnh phong tỏa được áp dụng tại Thượng Hải và Bắc Kinh, bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng lo lắng Cục Dự trữ liên bang Mỹ sẽ tăng mạnh lãi suất.

Tại thời điểm đầu cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, ông Donald Trump đã cáo buộc Trung Quốc “thao túng tiền tệ” khi giữ giá trị của đồng nhân dân tệ ở mức thấp nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường hàng hóa xuất khẩu toàn cầu.

Nếu như giá trị đồng nhân dân tệ tiếp tục giảm sâu, có lẽ đây sẽ là cơ hội đặc biệt để Bắc Kinh và Washington có thể ngồi lại nhằm đưa ra một giải pháp đảm bảo ổn định tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền. Đó sẽ là một bước tiến quan trọng trong quá trình phối hợp chính sách và xa hơn là mối quan hệ kinh tế gần gũi hơn.

Washington và Bắc Kinh cần duy trì các kênh đối thoại mở nhằm thảo luận giải pháp thu hẹp thâm hụt thương mại. Phía Mỹ cần có các chính sách quản lý nhu cầu tốt hơn nhằm hỗ trợ các sản phẩm sản xuất trong nước trên chính thị trường nội địa.

Bắc Kinh đã đi đúng hướng khi chuyển trọng tâm tăng trưởng kinh tế Trung Quốc theo hướng tập trung phát triển dựa trên động lực nội tại, dưới chiến lược lưu thông kép, qua đó giảm sự phụ thuộc vào các thị trường quốc tế.

Một phương án khác đó chính là thị trường Trung Quốc cần gia tăng độ cởi mở đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, nhằm tăng cường dòng chảy thương mại giữa hai đất nước. Mối quan hệ hợp tác thân cận sẽ là động lực to lớn thúc đẩy thương mại toàn cầu.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay dự báo ở mức 3,6%, theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm một nửa từ 10,1% trong năm 2021 xuống còn 5% trong năm 2022. Mỹ và Trung Quốc hoàn toàn có khả năng giúp đảo ngược tình hình. Họ cần sớm xây nên những “cây cầu” kết nối đôi bên.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại