Hòa Bình: Những làng biệt thự 'ngủ đông' kéo dài gần 10 năm
Ngay cạnh Hà Nội nhưng so với Vĩnh Phúc hay Bắc Ninh, Hưng Yên thì bất động sản Hoà Bình dường như mới tỉnh giấc.
Tuyến đường cao tốc nối Hà Nội – Hoà Bình được đầu tư 2.700 tỷ đã chính thức đi vào vận hành năm 2018, rút ngắn khoảng thời gian đi chỉ còn 60 phút. Như thường lệ, hạ tầng giao thông sẽ thúc đẩy sự phát triển của bất động sản rất lớn nhưng Hoà Bình lại là câu chuyện khác.
Bất động sản Hoà Bình được biết cách đây khoảng chục năm, thời điểm Hà Nội thông qua đề án quy hoạch. Cơn sốt đất làm nhà nghỉ dưỡng ven đô khiến cho giá đất tại các huyện giáp Hà Nội như Lương Sơn, Kỳ Sơn đã tăng giá mạnh.
Nhiều đại gia Hà Nội đổ xô đi mua đất khu vực này tuy nhiên sau đó lại bỏ hoang hoặc làm vườn trồng cam, nuôi gia súc… Giá đất cũng lao dốc, tình trạng bán cắt lỗ các lô đất vườn diễn ra khá phổ biến.
Một số chủ đầu tư đã nhìn thấy tiềm năng của Hoà Bình đầu tư dự án. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thị trường bất động sản lao dốc, cùng với tiềm lực tài chính yếu, nên nhiều dự án nghìn tỷ đã dang dở. Thậm chí có doanh nghiệp đã phải phá sản khi đầu tư dự án tại những khu vực này. Hoà Bình đã phải rà soát và thu hồi nhiều dự án.
Trong tương lai, HĐND tỉnh Hòa Bình thông qua chủ trương sáp nhập huyện Kỳ Sơn vào thành phố Hòa Bình. Điều này sẽ tạo nên một diện mạo mới cho Hoà Bình cũng như tiềm năng phát triển kinh tế.
Theo đánh giá của chuyên gia, việc Thủ tướng Chính phủ có quyết định phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đã tạo cú huých cho các địa phương lân cận nằm trong Quy hoạch đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Từ đây, các tỉnh tận dụng cơ hội phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng về giao thông, tạo đà cho các lĩnh vực khác, đặc biệt là bất động sản phát triển.
Để hướng vào các mũi nhọn kinh tế trên, Thủ tướng gợi ý, Hòa Bình cần phát huy lợi thế về địa chiến lược của Vùng Thủ đô, tuyến cao tốc Láng-Hòa lạc được ví như "hành lang kinh tế Đông-Tây" nối Hà Nội-Hòa Bình. Tuyến Láng-Hòa Lạc-Hòa Bình sẽ tạo ra động lực tăng trưởng mới, sức bật mới không chỉ cho Hòa Bình, mà cả các tỉnh Tây Bắc.
Nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội
Trong khoảng 1 năm qua, khi quỹ đất để phát triển dự án tại Hà Nội dần cạn kiệt, giá đất cao, trong khi các địa phương có quỹ đất dồi dào, giá rẻ, thủ tục đầu tư nhanh chóng, nhiều doanh nghiệp địa ốc đã chuyển hướng đầu tư về các thị trường tỉnh.
Tháng 7, Vingroup chính thức khai trương trung tâm thương mại Vincom, tổng diện tích hơn 11.000m2, gồm 4 tầng nổi và một tầng hầm. Trong ngày 25/9/2018, UBND tỉnh Hòa Bình đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư 2 dự án bất động sản trên địa bàn với tổng mức đầu tư lên tới hơn 5.400 tỷ đồng gồm khu đô thị sinh thái Trung Minh và dự án khu đô thị mới Hòa Bình - Geleximco. Trước đó, tập đoàn này đã “rót” vào Dự án Sân golf Hòa Bình - Geleximco với tổng vốn đầu tư gần 750 tỷ đồng.
Tập đoàn FLC cũng đã đầu tư 5 dự án đầu tư gần 36.000 tỷ đồng vào du lịch và nông nghiệp công nghệ cao, những lĩnh vực thế mạnh của tỉnh. Trước đó, tập đoàn này cũng đã khảo sát địa điểm dự kiến thực hiện dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng, đô thị sinh thái, thể thao và vui chơi giải trí tại xã Yên Lạc, huyện Yên Thủy.
Đầu tháng 9, T&T Group đề xuất đề xuất đầu tư 5 dự án khu đô thị và dán du lịch sinh thái nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Đà Bắc, quy mô 1.700 ha; dự án Khu đô thị nông nghiệp Kỳ Sơn, khu vực tiếp giáp đường tỉnh 445, phát triển theo mô hình đô thị nông nghiệp, quy mô khoảng 700 ha.
Chủ đầu tư khu đô thị Phú Mỹ Hưng tại TP.HCM đã âm thầm mua 99% cổ phần dự án bất động sản phức hợp rộng 405 ha tại Hòa Bình. Phú Mỹ Hưng đã huy động số vốn 1,7 nghìn tỷ của IFC để xây dựng một khu đô thị ở tỉnh Hòa Bình trong vòng 15-20 năm tới.
Rất kỳ vọng nhưng điều sợ nhất là các ông lớn “nói một đường làm một nẻo”. Thực tế có rất nhiều đô thị đã và đang bỏ hoang tại Quận 9 ở TP. HCM, Nhơn Trạch (Đồng Nai) hay Xuân Phương, Mê Linh (Hà Nội). Có những khu vực đã chôn hàng đống tiền đã 10-15 năm.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận