24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
TS Quách Mạnh Hào Vip
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Hiểu chu kỳ kinh tế, thị trường và tâm lý

Trong đời sống xã hội, gần như mọi thứ do con người tạo ra đều có tính chu kỳ. Đối với những người quan tâm tới thị trường chứng khoán, có ba chu kỳ mà họ không thể không biết: chu kỳ kinh tế, chu kỳ thị trường và chu kỳ cảm xúc. Chu kỳ thị trường gắn liền với chu kỳ cảm xúc và hai chu kỳ này luôn đi trước chu kỳ kinh tế. Bởi vậy chúng ta mới nói rằng thị trường chứng khoán phản ánh kỳ vọng về nền kinh tế.

Trong bài viết này, tôi chọn giới thiệu chu kỳ thị trường. Những hiểu biết về khái niệm chu kỳ thị trường đầy ắp trên mạng nên bạn có thể tự tìm hiểu thêm. Tôi sẽ chỉ tập trung vào những điểm chính yếu mang tính ứng dụng bình dân cho một cá nhân giao dịch chứng khoán.

Nói một cách dân dã, chu kỳ thị trường gói gọn ở 4 trạng thái cơ bản: “Đáy”, “Tăng”, “Đỉnh”, “Giảm”. Người có nghề hơn sẽ dùng các cụm từ hoa mỹ hơn như: “Tích lũy”, “Xu hướng Tăng”, “Phân phối”, “Xu hướng Giảm”. Hoặc nói vui mang tính hài hước là trò chơi của cáo và thỏ: “Gom”, “Đẩy”, “Xả”, “Nghỉ”. Dù nói theo cách nào thì bản chất của sự vận động thị trường vẫn vậy. Dân chứng khoán cũng hay dùng từ “điều chỉnh” hay “rung lắc” để ám chỉ xu thế hiện tại chỉ là tạm thời ngược với xu hướng chủ đạo.

Điều thú vị của thị trường chứng khoán là dự đoán. Ai đó có thể nói những từ hoa mỹ như phân tích, dự báo hay kỳ vọng hay bất cứ cái gì, thì đơn giản vẫn là dự đoán. Nhưng một dự đoán dựa trên thông tin thường sẽ làm bạn cảm thấy tự tin hơn. Thông tin ở đây bao gồm cả kinh tế và cảm xúc. Tất cả 4 trạng thái của chu kỳ thị trường đều là cả một giai đoạn dài, nhưng thực tế theo tôi có hai giai đoạn chính yếu cần quan sát là “Tăng đến Đỉnh” và “Giảm đến Đáy”.

Để bài viết không quá dài và phù hợp với quan tâm hiện tại, tôi chỉ đề cập tới giai đoạn “Tăng đến Đỉnh” với những đặc trưng cơ bản của nó. Bạn cũng cần lưu ý là trong xu hướng tăng (cũng như giảm) điểm, mọi định giá không có ý nghĩa, chỉ số đạt bao nhiêu điểm cũng chỉ là dự đoán tương đối, nhưng quan trọng là bạn hiểu chu kỳ vận động để ra quyết định cho riêng mình. Hy vọng bài viết có ích cho những ai chưa rõ về các lý thuyết chu kỳ.

Kinh tế:

Thị trường thường bắt đầu tăng sau khi nền kinh tế được kỳ vọng (tôi nhấn mạnh là kỳ vọng) rất xấu. Lúc này, người ta bắt đầu nói đến việc kích thích và hỗ trợ. Đặc điểm quan trong là mặt bằng lãi suất sẽ không thể tăng thêm được nữa.

Thị trường sẽ tiếp tục tăng điểm cho đến khi nền kinh tế được kỳ vọng rất tốt. Lúc này bắt đầu xuất hiện các bình luận trái chiều về chính sách. Đặc điểm quan trọng là mặt bằng lãi suất không thể giảm được nữa.

Tâm lý:

Thị trường thường bắt đầu tăng sau khi trải qua sự hoản loạn và chán nản. Lúc này, người ta bắt đầu nói đến việc đầu tư dài hạn. Tâm lý sợ hãi và hoản loạn không còn mà thay vào đó là chấp nhận, bình thản và hy vọng.

Thị trường sẽ tiếp tục tăng điểm cho đến khi tâm lý thị trường cực kỳ phấn khích và hưng phấn, ai cũng nghĩ mua là thắng, bán là thua. Tâm lý không sợ rủi ro xuất hiện bằng việc tìm kiếm cổ phiếu rủi ro: bất kỳ cổ phiếu nào chưa tăng, cổ phiếu nhỏ với kỳ vọng tăng nhanh hay chỉ cần một cái tin nào đó để mua. Tâm lý thỏa mãn cái tôi tài giỏi xuất hiện. Những tiếng nói trái chiều xuất hiện nhưng bị gạt bỏ.

Thị trường:

Thị trường thường bắt đầu tăng điểm sau khi trải qua một giai đoạn ảm đạm với KLGD giảm dần và bắt đầu xuất hiện KLGD tăng lên, thể hiện việc gom cổ phiếu, đặc biệt tại các cổ phiếu ít rủi ro (vốn hóa lớn).

Thị trường sẽ tiếp tục tăng với khối lượng giao dịch tăng dần do những người tham gia mới hoặc quay lại thị trường. Lúc này, thường xuất hiện các phân tích về các ngành nghề/cổ phiếu được hưởng lợi và dòng tiền sẽ dần dần ra khỏi cổ phiếu lớn (do chốt lời) và cùng dòng tiền mới quay trở lại các ngành nghề/cổ phiếu có lợi theo phân tích.

Quá trình trên tiếp tục đưa thị trường đi lên và các ngành nghề/cổ phiếu chưa được phát hiện sẽ tiếp tục được tìm kiếm. Các cổ phiếu rủi ro, nhỏ sẽ được mua mạnh cùng lúc với việc các cổ phiếu được mua trước đó (ít rủi ro hơn) điều chỉnh. Giá trị giao dịch lúc này vẫn ở mức rất cao nhưng không tăng đều nữa mà chững lại và giảm dần do việc luân chuyển cổ phiếu. Thông tin tốt về thị trường cũng tràn ngập, nhiều người quan tâm tới thị trường, các doanh nghiệp liên tiếp công bố thông tin, giao dịch của cổ đông liên quan cũng rất nhiều. Việc tăng điểm của thị trường thường đạt tới đỉnh điểm khi sự luân chuyển dòng tiền bắt đầu làm ngược lại: chuyển từ cổ phiếu rủi ro sang cổ phiếu an toàn.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

TS Quách Mạnh Hào Vip

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả