Hệ thống tài chính thế giới đang đối mặt với một bài kiểm tra khổng lồ
Sau 5 tuần Silicon Valley Bank (SVB) sụp đổ, không có sự đồng thuận nào về việc liệu căng thẳng tài chính tiếp theo ở Bắc Mỹ và châu Âu đã được xử lý đúng hướng hay là một điềm báo trước về những điều tồi tệ hơn sắp xảy ra.
Là ngân hàng lớn thứ 16 của Mỹ, SVB là minh họa hoàn hảo cho việc các mục tiêu ổn định tài chính và lạm phát của các ngân hàng trung ương có khả năng mâu thuẫn với nhau như thế nào.
Năm ngoái, jãi suất chính sách tăng mạnh đã châm ngòi cho bong bóng, do đó làm giảm giá trị của trái phiếu dài hạn. Điều này sẽ không thành vấn đề nếu người gửi tiền vẫn tin tưởng vào ngân hàng để ngân hàng có thể giữ trái phiếu đến ngày đáo hạn. Tuy nhiên, trên thực tế, những người gửi tiền đã lo lắng rằng SVB có khả năng mất khả năng thanh toán nếu các khoản lỗ chưa thực hiện trở thành khủng hoảng thanh khoản thực sự.
Nỗi sợ hãi lan sang châu Âu, và những thất bại trong quản lý rủi ro cùng một loạt vụ bê bối tại Credit Suisse khiến tiền gửi tại ngân hàng sụt giảm đáng kể. Các nhà chức trách Thụy Sĩ đã nhanh chóng thúc đẩy UBS tiếp quản khẩn cấp Credit Suisse, trong khi ở Anh, Ngân hàng Trung ương Anh đã bảo đảm HSBC tiếp quản nhanh chóng chi nhánh SVB tại Anh với giá 1 bảng Anh.
Các ngân hàng này dường như không tạo thành một nhóm đồng nhất. Tuy nhiên, theo những cách khác nhau, chúng chứng minh rằng thời gian lãi suất siêu thấp kéo dài kể từ cuộc khủng hoảng tài chính lớn 2007-2009 đã tạo ra sự mong manh vào hệ thống tài chính trong khi tạo ra bong bóng tài sản như thế nào. Chính sách tiền tệ càng nới lỏng càng lâu thì rủi ro hệ thống càng tăng, cùng với sự phụ thuộc ngày càng tăng vào việc tạo ra tiền và lãi suất thấp.
Hậu quả cuối cùng là làm suy yếu sự ổn định tài chính và sau đó sẽ dẫn tới yêu cầu phải tăng cơ sở vốn của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, việc tăng yêu cầu về vốn khi nền kinh tế đang hoạt động kém như hiện nay, sẽ dẫn đến suy thoái vì nó làm giảm khả năng cho vay của các ngân hàng.
Một phần vấn đề của chính sách nới lỏng kéo dài như vậy là nó sinh ra sự tự mãn. Nhiều ngân hàng hiện đang vật lộn với lãi suất tăng đã giả định rằng lãi suất sẽ duy trì ở mức thấp vô thời hạn và các ngân hàng trung ương sẽ luôn ra tay giải cứu. Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) đã ước tính rằng khoản lỗ chưa thực hiện của các ngân hàng Mỹ đối với chứng khoán là 620 tỷ USD vào cuối năm 2022.
Một hệ quả trực tiếp hơn được lưu ý bởi các học giả Raghuram Rajan và Viral Acharya, lần lượt là cựu thống đốc và phó thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ, là việc nới lỏng định lượng của các ngân hàng trung ương kể từ cuộc khủng hoảng tài chính đã thúc đẩy việc mở rộng bảng cân đối kế toán của các ngân hàng và lấp đầy chúng bằng các khoản tiền gửi không được bảo hiểm dễ bốc hơi.
Ngoài ra, các cơ quan giám sát ở Mỹ không đặt tất cả các ngân hàng vào cùng một mức độ giám sát và bài kiểm tra căng thẳng như họ đã áp dụng cho các tổ chức lớn nhất. Vì vậy, những tiêu chuẩn khác biệt này có thể đã gây ra sự dịch chuyển các khoản cho vay bất động sản thương mại rủi ro từ các ngân hàng lớn hơn, có vốn hóa tốt hơn sang các ngân hàng vừa và nhỏ có vốn hóa thấp.
Một lỗ hổng nữa trong hệ thống liên quan đến việc phân bổ vốn sai, phát sinh không chỉ từ xu hướng tạo ra bong bóng của chính sách tiền tệ lỏng lẻo mà còn từ lãi suất cực thấp khiến các công ty zombie sinh sôi.
Ngày nay, chính sách tiền tệ thắt chặt hà khắc nhất trong bốn thập kỷ ở các nền kinh tế tiên tiến, ngoại trừ Nhật Bản, sẽ quét sạch phần lớn các công ty zombie, do đó hạn chế nguồn cung và tăng thêm động lực lạm phát.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận