HAX còn tăng trần đến bao giờ?
Với kết quả kinh doanh không khả quan gần đây và chất lượng tài chính khá yếu với tỉ lệ đòn bẩy rất cao, cổ phiếu HAX giao dịch rất buồn ngủ thời gian qua và chợt gây bão những phiên gần đây cổ phiếu khi gây sốt với 3 phiên tăng trần liên tiếp. Dưới đây là bài tổng hợp thông tin về HAX và một số mã cổ phiếu đáng chú ý.
Giá cổ phiếu đã tăng từ 18k lên 21.75k (giá đóng cửa ngày 17/10) với thông tin sẽ bán cổ phần cho đối tác chiến lược với giá 51k.
Theo như tờ trình phía đối tác tập đoàn Hyosung Hàn Quốc muốn đàm phán mua số cổ phần chi phối 51% và BLĐ HAX sẽ đàm phán với giá không thấp hơn 50.000đ/cp.
Chúng tôi không bàn luận đến việc thương vụ này sẽ thành công hay không mà chỉ đưa ra 1 vài thương vụ kiểu như thế này đã từng diễn ra trên thị trường:
- Tại ĐHCD năm 2018, khi trả lời thắc mắc cho cổ đông về vấn đề bán cổ phần cho đối tác chiến lược. Lãnh đạo VPbank đã cho biết sẽ thực hiện vào quý II hoặc quý III/2018, vì thời cơ hiện tại đang rất thuận lợi và có thể trôi qua bất kì lúc nào. Và giá thực hiện sẽ cao hơn giá trên sàn nhiều (giá cổ phiếu VPBank trên sàn lúc đó vào khoảng 40k đồng.
Tuy nhiên nhiều yếu tố sau đó đã xảy ra:
- Vnindex lập đỉnh bong bóng tại 1200 và có chuỗi ngày giảm điểm kinh hoàng liên tục nhiều tháng trời có lúc về tận dưới 900 điểm
- Các chính sách của nhà nước thay đổi khiến FE Credit-con gà đẻ trứng vàng của Vpbank không còn đẻ ra nhiều vàng như trước nữa.
Cổ phiếu VPbank theo đó cũng giảm dần đều từ vùng đỉnh 40k về vùng 18 - 20k gần 1 năm nay và điều này khiến cho kế hoạch bán cổ phần cho đối tác chiến lược vẫn chưa thể thực hiện được và việc này tiếp tục nằm trong kế hoạch 2019.
- Giá cổ phiếu tại thời điểm công bố: 40.000
- Giá cổ phiếu đạt cao nhất:43.000
- Giá cổ phiếu xuống thấp nhất:17.5
- Trend dài hạn từ khi công bố: giảm dài hạn.
Tại đại hội đồng cổ đông 2019 vào ngày 16.4, HĐQT công ty cổ phần tập đoàn xây dựng Hòa Bình (HBC) đã xin ý kiến phát hành riêng lẻ 25 triệu cổ phiếu, tương đương 11% lượng cổ phiếu đang lưu hành cho nhà đầu tư chiến lược Hyundai Elevator Co., Ltd với giá 23.000 đồng/cổ phiếu, để bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh, mua máy móc thiết bị và mở rộng thị trường ra nước ngoài.
Nhìn vào đồ thì giá cổ phiếu HBC từ đó đến nay (HÌNH 3), NĐT có thể thấy rằng tin tức kia không hề hỗ trợ cho 1 đà tăng giá của cổ phiếu HBC mà lại là 1 sự khởi đầu cho 1 chu trình giảm tiếp, mặc dù thị giá của HBC chỉ là 17.500.
Nguyên nhân đến từ việc kết quả kinh doanh của HBC tiếp tục tăng trưởng lùi. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2019, Doanh thu HBC đạt 9031 tỷ (+11% so với cùng kì), tuy vậy do sự đi xuống của chu kì ngành xây dựng khiến sự canh tranh cao, HBC phải chấp nhận biên lợi nhuận giảm xuống. LNST 6 tháng đầu năm 2019 chỉ đạt 179 tỷ (-41% so với cùng kì). Đi kèm đó là tình hình tài chính, dòng tiền vẫn cho thấy sự suy yếu chưa có dấu hiệu cải thiện, điều mà các nhà đầu tư đã nói đến nhiều năm nay.
- Giá cổ phiếu tại thời điểm công bố: 17.500
- Giá cổ phiếu đạt cao nhất:17.800
- Giá cổ phiếu xuống thấp nhất:13.000
- Trend dài hạn từ khi công bố: giảm dài hạn.
FECON đang là một trong những nhà thầu xây dựng công trình ngầm lớn nhất Việt Nam với 15 năm kinh nghiệm. Năm 2018 FECON ghi nhận tổng doanh thu đạt 2.860 tỷ và lợi nhuận sau thuế đạt 252 tỷ đồng, tăng trưởng trên 42% so với năm 2017. Mục tiêu tăng trưởng doanh thu năm 2019 là 4.200 tỷ đồng, tăng 47%.
Trước đó, FECON và Raito cũng đã cùng nhau thành lập Công ty Cổ phần Địa kỹ thuật tiên tiến Raiot FECON (RFI) vào năm 2016.
Tổng giá trị giao dịch của thương vụ được hé lộ ở mức gần 526 tỷ đồng (bao gồm cả hai phần nội dung phương thức tham gia của Raito) nên giá phiếu FCN mà Raito Kogyo thực hiện mua tối thiểu ở mức 27,000 đồng/cp.
Vào ngày 5/4 khi thông tin trên đưa ra giá cổ phiếu FCN bật tăng mạnh từ 13.800 lên 14.700 rồi giảm từ đó đến nay., tiếp tục trend giảm giá dài hạn đã kéo dài thời gian qua.
Mặc dù có kết quả kinh doanh không tệ (HÌNH 6 ) nhưng do cơ cấu tài sản kém với sự tập trung lớn ở các khoản phải thu như HBC, FCN liên tục phải phát hành thêm cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi. Điều này khiến cho eps mà FCN làm ra tăng trưởng bao nhiêu thì phải pha loãng bấy nhiêu.
Đây chính là nguyên nhân làm cho cổ phiếu FCN cứ chìm dần vào quên lãng.
- Giá cổ phiếu tại thời điểm công bố: 13.800
- Giá cổ phiếu đạt cao nhất:15.000
- Giá cổ phiếu xuống thấp nhất:12.000
- Trend dài hạn từ khi công bố: giảm dài hạn.
CMG là 1 trong những cổ phiếu gây bão nhất vào thời điểm cuối năm 2017 và đầu 2018 với mức tăng phi mã từ 15.000 lên 44.000 chỉ trong 1,5 tháng. Và cũng giảm sốc từ 44.000 về 23.000 2 tuần sau đó. Giao dịch tựa như chỉ có ở các cổ phiếu đầu cơ.
Vào thời điểm 3/6/2019, BLĐ Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC đã công bố việc tổ chức ĐHDC thường niên 2019 và sẽ chào bán không vượt quá 25 triệu cổ phần với mức giá tối thiểu 30,000 đồng/cp. Tại thời điểm công bố thông tin, cổ phiếu CMG có giá trên sàn là khoảng 30.000.
Thời gian hạn chế chuyển nhượng trong 5 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.
Thực tế nhìn vào giao dịch của CMG trước ngày công bố thông tin, cổ phiếu này đã trải qua 5 phiên tăng điểm liên tiếp từ mức giá 27.000 lên cao nhất 36.000, có thể phỏng đoán rằng thông tin này đã rò rỉ ra bên ngoài từ trước.
Vào ngày 22/8/2019, thương vụ này đã hoàn tất với mức giá 34.000đ/cp.
Đây là 1 trong số ít cổ phiếu đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư khi vẫn tiếp tục trend tăng giá dài hạn đã có từ đầu năm, mặc dù kết quả kinh doanh quý 1/2019 (theo năm tài chính của CMG) là không tốt. Thị giá của CMD tại ngày 18/10 đang đạt 38.250.
- Giá cổ phiếu tại thời điểm công bố: 30.000
- Giá cổ phiếu đạt cao nhất:43.000
- Giá cổ phiếu xuống thấp nhất:
- Trend dài hạn từ khi công bố: tăng.
Vào ngày 15/3/2018 khi nhà nhà người người đang say men với con sóng điên cuồng của cổ phiếu ngân hàng và cổ phiếu BID là 1 trong các cp tăng mạnh nhất khi tăng từ 20.000 lên 40.000. Một thông tin được đưa ra đó là mức tăng này vẫn chưa phản ánh hết tiềm năng khi chào bán cho đối tác nước ngoài.
"Tại thời điểm hiện nay, giá 39.000 đồng của BID thực ra chưa phản ánh hết kỳ vọng của câu chuyện tìm kiếm NĐT nước ngoài".
Thật tình cờ đó cũng là thời điểm mà cổ phiếu BID và dòng ngân hàng nói chung lập đỉnh (Hình8) và dòng ngân hàng nói chung lập đỉnh và tạo nên cơn tàn sát tàn bạo nhất trong 1 chục năm trở về đây, câu chuyện về việc bán vốn kia vẫn cứ treo lơ lửng suốt từ đó đến nay và sau rất nhiều thời gian gần đây nó mới được thực hiện, nhưng với mức giá chỉ là 34.000.
Công bằng mà nói thì diễn biến của BID cũng phụ thuộc vào thị trường chung, với việc vnindex rơi từ 1200 về 900 thì gần như không có cổ phiếu thanh khoản lớn nào sống sót được chứ ko phải 1 đường đi riêng rẽ như các cổ phiếu khác.
Hiện giiá cổ phiếu BIDV cũng đã tăng lại về gần vùng đỉnh cũ. Và đang giao dịch quanh vùng 40.000
- Giá cổ phiếu tại thời điểm công bố: 42.000
- Giá cổ phiếu đạt cao nhất:46.000
- Giá cổ phiếu xuống thấp nhất:21.000
- Trend dài hạn từ khi công bố: giảm sốc và hồi phục với 1 trend tăng dài.
Chúng tôi viết bài này không có ý định dìm hàng HAX, và cũng không đưa ra kết luận rằng thương vụ kia có hoàn thành được hay không mà chỉ muốn nói là qua 4 case như vậy chúng ta thấy rằng, việc đầu cơ theo các tin tức dạng như thế này không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả tích cực, có thương vụ thành công và có thương vụ không.
Việc giá cổ phiếu lên bền vững phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, thị trường chung, tiến độ thực hiện thương vụ …. Với các nhà đầu tư nhỏ lẻ, cần xem xét và cân nhắc kĩ trước khi tham gia bất kì thương vụ nào để tránh những hậu quả không đang có về sau.
Bài viết thể hiện nghiên cứu và quan điểm riêng của nhóm tác giả, 24H Money không chị trách nhiệm về những thiệt hại mà nhà đầu tư gặp phải khi sử dụng những thông tin trên trong hoạt động đầu tư. Để được tư vấn đầu tư, tìm hiểu thêm thông tin từ chuyên gia, vui lòng truy cập tại đây |
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận