menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Văn Anh Tuấn

Hàng xách tay có lý do để cáo chung

Bán hàng xách tay được xem như vốn một lãi mười nhưng đã đến lúc "xế chiều"

Cá nhân có hành vi bán hàng xách tay không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định, không làm thủ tục hải quan... thuộc trường hợp được xác định là hàng hóa nhập lậu, thì cá nhân sẽ bị phạt tiền tối đa đến 100 triệu đồng với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu...

Từ trước đến nay, kinh doanh hàng tiêu dùng xách tay là lựa chọn của nhiều người, vì đem lại lợi nhuận rất lớn cho các chủ shop. Việc buôn bán hàng hóa tiêu dùng mỹ phẩm, thời trang (quần áo, giày dép, túi xách), dược phẩm, thực phẩm chức năng và thực phẩm xách tay đã từng là một kênh sôi động tại các thị trường thành thị của Việt Nam như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Nhưng hiện tại, lĩnh vực kinh doanh này không còn được ưa chuộng, thậm chí đã bị xem như hết thời, không có khả năng phát triển.

Theo chị Nguyễn Thị Thu Hiền, (ngụ tại quận 1, TP. Hồ Chí Minh), chuyên kinh doanh hàng xách tay (mỹ phẩm) ở đường Lê Thánh Tôn cho biết, hàng xách tay các loại đang bán tại Việt Nam đều được người bán thu mua từ các cá nhân thường xuyên đi nước ngoài hoặc có người thân đang sinh sống ở nước ngoài gửi về. Gọi là hàng xách tay vì nhóm hàng hóa này có nguồn cung và số lượng không ổn định, khi nhiều khi ít, mang theo hành lý cá nhân. Hàng không có hóa đơn, chứng từ, cũng không phải một loại hàng cụ thể, khi thì vài hộp sữa, chục hộp thực phẩm chức năng, hay vài thỏi son, mấy lọ nước hoa…

Bán hàng xách tay được xem như vốn một lãi mười. Khách mua hàng thì tin vào người bán và tin vào xuất xứ sản phẩm. Một lý do khác mà người mua chọn hàng xách tay tại các shop, không vào cửa hàng chính hãng là do giá bán ở shop rẻ hơn từ 30% - 40%.

Nhưng hiện nay tình hình đã khác, thị trường bán lẻ Việt Nam đã mở rộng cửa với hàng hóa xuất xứ từ nước ngoài, nhóm hàng tiêu dùng xa xỉ như mỹ phẩm, thời trang, hàng gia dụng cao cấp theo các Hiệp định Thương mại tự do song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký với nhiều nước trên thế giới tràn vào Việt Nam ngày một nhiều và giá bán ngày càng rẻ. Hàng hóa chính hãng có xuất xứ rõ ràng, chất lượng đảm bảo, giá không quá cao, sẽ thay thế tốt hàng xách tay với chất lượng sản phẩm vốn còn nhiều rủi ro. Cùng với đó, nhận thức và thu nhập của người tiêu dùng Việt đã thay đổi, ý thức bảo vệ sức khỏe ngày một cao hơn nên không còn ưa chuộng mua hàng xách tay.

Theo ông Nguyễn Văn Bách, quyền Cục trưởng Cục Quản lý Thị trường TP. Hồ Chí Minh, hàng hóa tiêu dùng được Việt kiều, du khách xách tay theo hành lý vào Việt Nam không bị xem vi phạm pháp luật, nếu cá nhân mang từ nước ngoài về với mục đích sử dụng hay quà biếu. Nhưng nếu đưa hàng hóa này ra thị trường mua bán mà không khai báo nguồn gốc, xuất xứ khi nhập khẩu, không khai báo để nộp thuế thì được xem là hàng nhập lậu, không hợp pháp. Mà hiện nay, chúng ta đã có Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo đó, tổ chức, cá nhân có hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu sẽ bị các hình thức xử lý như, phạt tiền từ 500.000 đồng - 50 triệu đồng tùy vào giá trị hàng hóa nhập lậu theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 98/2020 (hiện đang phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 50 triệu đồng). Đối với tổ chức vi phạm, phạt tiền từ 1 triệu đồng - 100 triệu đồng tùy vào giá trị hàng hóa nhập lậu theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 98/2020 (hiện hành phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 400 ngàn đồng - 100 triệu đồng). Về hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật. Hay hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu, nhưng không có tem dán hay tem giả, tem đã qua sử dụng.

Như vậy, cá nhân có hành vi bán hàng xách tay không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định, không làm thủ tục hải quan... thuộc trường hợp được xác định là hàng hóa nhập lậu, thì cá nhân sẽ bị phạt tiền tối đa đến 100 triệu đồng với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu. Quy định mới từ Nghị định 98/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 15/10/2020).

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại