Hạn hán thanh khoản với dòng suối thanh khoản
Khác với Việt Nam, anh em Anh-Mỹ-ECB thanh khoản của bank vẫn dư ầm ầm, đại ca UK chơi dại, cú "sập" thử thị trường trái phiếu mấy tuần trước, nhưng hôm nay đã thấy thị trường trái phiếu của UK dư thanh khoản lại.
Đại ca ECB hôm nay double rate lên 1,5% và bắt đầu siết thanh khoản market, nhưng bank vẫn đang bơi trong dòng suối thanh khoản. Yield bình ổn.
Trong khi ở một nơi nào đó với lạm phát bằng 1/2 Âu-Mỹ, tăng trưởng kinh tế thì gấp 2-3 lần, thanh khoản đột nhiên biến mất.
Có người đổ tại tăng trưởng do FDI tạo ra. Đâu phải, năm ngoái COVID thê thảm cũng đâu có thế. Và chỉ cách đây 2 tháng mọi việc cũng tương tự, nó cũng đâu thế.
Hoàn toàn là do tác động của chính sách với một guồng quay trái phiếu được mở ra rồi đóng lại vội vã cũng như những quyết định đốt lửa sưởi mùa đông không thể dự báo được.
Vấn đề của VN, không phải là nội tại nền kinh tế, mà là ở tốc độ thay đổi chính sách rụp rụp. Trái phiếu, bản thân nó không phải vấn đề, mà là sự lo sợ của người ta về chuyện có thể xảy ra với thị trường đó mới là vấn đề.
Các bank nghi ngại không cho nhau vay LNH, các DN rút chiết khấu, NH không tin khách, khách hàng không tin NH. Tất cả chung qui lại là ở chữ "uncertainty". Mà uncertainty thì do đâu mà ra? Do có nhiều thay đổi bất ngờ quá nhanh, anh em không biết sẽ còn điều gì sắp tới nữa. Thế là rút tiền về thủ.
Câu chuyện kẹt thanh khoản xưa nay, ở bất kỳ trường hợp nào, câu chuyện nào, rồi cũng là về 2 yếu tố: "thay đổi bất ngờ" và "thay đổi quá nhanh".
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận