Hạn chót đến gần, nhiều doanh nghiệp cố tình trì hoãn đưa trái phiếu lên sàn
Hàng nghìn mã trái phiếu riêng lẻ được các nhà phát hành cấp tập đăng ký, lưu ký và đăng ký giao dịch lên sàn trước hạn chót 19/10/2023. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định tình hình trên rất khó đạt tiến độ 100% do còn quá ít thời gian và nhiều mã trái phiếu kém chất lượng nên doanh nghiệp "chần chừ", thậm chí chấp nhận chịu phạt để ít ai thấy những góc khuất khó nói...
Theo quy định tại Nghị định 65/2022/NĐ-CP ngày 16/9/2022, trong thời hạn 3 tháng kể từ khi hệ thống đăng ký, lưu ký, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chính thức vận hành, trái phiếu phát hành theo nghị định này và Nghị định số 153/2020/NĐ-CP và còn dư nợ phải thực hiện đăng ký, lưu ký và đăng ký giao dịch.
Theo đó, ngày 19/10/2023 là hạn chót mà các doanh nghiệp phải đưa trái phiếu lên sàn giao dịch tập trung
Dù vậy, sau hơn 2 tháng đi vào hoạt động, sàn mới tiếp nhận gần 100 mã trái phiếu của 29 tổ chức phát hành đã thực hiện đăng ký giao dịch. Như vậy, theo tính toán, còn đến cả nghìn mã trái phiếu đã phát hành riêng lẻ sẽ “đổ xô” đưa giao dịch tập trung trong một tháng “nước rút”.
Theo đánh giá FiinGroup, rất khó để toàn bộ 100% mã trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ lên sàn giai đoạn này. Có nhiều lý do dẫn đến thực trạng này.
Thứ nhất, số lượng và giá trị trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ còn lại quá lớn, rất khó để hàng nghìn mã trái phiếu lên sàn kịp tiến độ. Vì vậy, cơ quan quản lý cần có giải pháp phù hợp hơn với tình hình thị trường.
Thực tế cho thấy gần đây, nhiều công ty tiếp tục chi hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng thu gom trái phiếu đã phát hành thay vì chờ đến thời điểm đáo hạn, một phần giải phóng doanh nghiệp khỏi các nghĩa vụ trong tương lai với các trái chủ, đặc biệt là thoát nỗi lo vì yêu cầu công bố thông tin. Đây cũng cơ hội để nhà phát hành tái cơ cấu tìm nguồn tiền khác có lãi suất thấp hơn hoặc giảm nợ.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận