menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Việt Bách

Hai chiến lược cho NĐT trong giai đoạn hiện nay?

Trong báo cáo chiến lược mới công bố, Chứng khoán DSC đã đưa ra hai chiến lược đầu tư cho nhà đầu tư trong giai đoạn này.

Thứ nhất: Đầu tư nhóm "bank – chứng – thép" với kỳ vọng thị trường tiếp tục xu hướng tăng và đây là các nhóm tốt dẫn dắt thị trường, phù hợp để nắm giữ hoặc mở vị thế mới.
Thứ hai: Đầu tư các cổ phiếu bị quên lãng như ngành bất động sản và ngành Bán buôn, bán lẻ

Ngoài chiến thuật đầu tư vào các nhóm cổ phiếu tốt, dẫn dắt thị trường. DSC muốn giới thiệu với các nhà đầu tư một chiến thuật có phần liều lĩnh hơn, và có khả năng sinh lời cao hơn, chính là chiến thuật đầu tư vào các cổ phiếu bị "lãng quên".

Cụ thể, chúng tôi sẽ đào sâu hơn vào 2 ngành (1) BĐS và (2) Bán buôn, bán lẻ, được cho là có triển vọng tiêu cực. Do đã bị lãng quên, các cổ phiếu này có thể có tiềm năng tăng giá mạnh hơn các cổ phiếu dẫn dắt đã tăng mạnh trên thị trường.

NGÀNH BÁN BUÔN, BÁN LẺ

Nền kinh tế thế giới và Việt Nam đang trên đà suy yếu

Do áp lực từ môi trường lãi suất tăng cao, nhu cầu tiêu dùng của thế giới suy yếu đáng kể (Biểu hiện qua PMI co hẹp, GDP tăng trưởng chậm lại, lạm phát ở mức cao) Như đã đề cập trong phần nhận định vĩ mô, nền kinh tế Việt Nam đang cho thấy các dấu hiệu giảm tốc rất rõ ràng. Quý 1 2023, Việt Nam đã báo cáo GDP chỉ tăng trưởng 3.32% trong khi lạm phát lại đạt tới mốc 4.18%. Theo đó, Q1/2023 Việt Nam có GDP thực (Real GDP) đạt âm 1%, báo hiệu nền kinh tế co hẹp.

Hai chiến lược cho NĐT trong giai đoạn hiện nay?

Chịu áp lực từ nhu cầu suy yếu, doanh thu các chuỗi bán lẻ ở Việt Nam cũng cho thấy xu hướng giảm mạnh (Biểu đồ 5). Với các chuỗi đồ công nghệ như Thế giới di động, nền kinh tế suy yếu sẽ kéo nhu cầu đồ không thiết yếu giảm theo. Với các chuỗi bán hàng tiêu dùng như Winmart, khả năng chi tiêu suy yếu sẽ khiến nhiều người dân sẽ chuyển qua mua hàng ở các chợ truyền thống, cửa hàng nhỏ lẻ để tiết kiệm chi tiêu. Do đó, DSC đánh giá doanh thu và lợi nhuận của các chuỗi bán lẻ lớn ở Việt Nam sẽ tiếp tục suy yếu trong năm 2023

Hai chiến lược cho NĐT trong giai đoạn hiện nay?

Triển vọng tiêu cực của ngành bán lẻ là một câu chuyện không xa lạ với nhà đầu tư. Do đó, các cổ phiếu ngành bán lẻ đã liên tục bị bán tháo, và rơi vào xu hướng giảm bền vững từ Q4/2022.

Với chính phủ đang nỗ lực kích cầu kinh tế qua các chính sách như (1) giảm lãi suất , (2) hỗ trợ DN giãn nợ (Nghị định 8, 65), DSC kỳ vọng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nước sẽ được hưởng lợi, từ đó gián tiếp tăng nhu cầu tiêu dùng, và hỗ trợ KQKD các doanh nghiệp bán lẻ. Với mức P/E đã rơi về 14.5 (tương đương trung bình 10 năm) và kỳ vọng KQKD được chính sách hỗ trợ, DSC đánh giá thời điểm hiện tại đã hợp lý để mua vào các cổ phiếu ngành bán lẻ.

NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN

Chính phủ đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ thị trường BĐS, Xây dựng

Mặc dù thị trường vẫn còn nguyên sự ảm đạm, vấn đề về thanh khoản của các doanh nghiệp bất động sản dường như dã được chính phủ chú ý hỗ trợ một cách tích cực hơn sau những cú thắt chặt mạnh mẽ và mang tính răn đe. Cụ thể như sau:

Nghị định 8 (Sửa đổi Nghị định 65) : Hỗ trợ dãn nợ TPDN phát hành trước khi ND65 ban hành có thể kéo dài thời gian đáo hạn tối đa 2 năm; Cho phép chuyển đổi các khoản thanh toán (gốc và lãi) trái phiếu doanh nghiệp đến hạn thành khoản vay hoặc tài sản khác.

Thúc đẩy nhà ở xã hội (NOXH): Bộ Xây dựng đặt mục tiêu xây dựng 1 triệu NOXH vào năm 2030 để khắc phục tình trạng chênh lệch về phân khúc giữa cung và cầu.

Nghị quyết 33: Đưa ra các giải pháp mang tính dài hạn, tập trung giảm áp lực trả nợ ngắn hạn, giảm nguy cơ mất thanh khoản, và rủi ro “Phá sản chéo” khi không trả nợ được một khoản trái phiếu.

Dự thảo sửa đổi luật kinh doanh BĐS: Quy định các loại BĐS được kinh doanh, tránh lách luật, giảm thiểu tình trạng đầu cơ, và nâng cao chất lượng môi giới (tránh tình trạng đẩy giá đất, sốt đất gây ra bong bóng)

Hai chiến lược cho NĐT trong giai đoạn hiện nay?

Thị trường bất động sản Việt Nam đang trong quá trình thanh lọc và đào thải, đồng thời các yếu tố ảnh hưởng như tình hình kinh tế vĩ mô, lãi suất hay niềm tin và tiền của người dân cần nhiều thời gian, ít nhất 1-2 năm để có thể ổn định trở lại và tiếp bước phát triển.

Về góc độ chứng khoán, chính vì những yếu tố về cả thị trường lẫn rủi ro nợ vay đã khiến nhóm bất động sản không còn thu hút và bị có thể nói là bị “ghẻ lạnh” bởi đại đa số nhà đầu tư, từ đó giá cổ phiếu các doanh nghiệp rơi xuống vùng khá thấp.

Tuy nhiên, trong ngắn – trung hạn, tồn tại doanh nghiệp có định giá thấp, có tiềm năng tăng trưởng tốt, chịu ít rủi ro tài chính (vay nợ thấp). Đây có thể là những cổ phiếu tốt để nhà đầu tư tham gia "bắt đáy" trong ngắn hạn.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

1,271.16

+2.38 (+0.19%)

Biểu đồ mã VN-INDEX
11 Yêu thích
2 Bình luận 12 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại