Gói hỗ trợ “khủng” 840.000 tỷ đồng, GDP tăng trưởng trên 6%: Có xứng đáng?
Theo tính toán của Nhóm nghiên cứu Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nếu không có gói hỗ trợ phục hồi kích thích kinh tế hơn 840.000 tỷ, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 và 2023 của Việt Nam chỉ đạt lần lượt khoảng 4% và 6%.
Gợi ý chính sách của Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nhóm nghiên cứu này đề xuất chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế, quy mô lên tới 843.845 tỷ đồng (10,38% GDP) theo giá trị công bố. Giá trị công bố là giá trị danh nghĩa ví dụ như các khoản giãn hoãn thuế, phí, đầu tư vào doanh nghiệp của SCIC…. Cuối cùng, người dân, doanh nghiệp phải trả lại. Còn giá trị thực tế là khoản thực chi, theo đó khoản thực chi trong tổng gói hỗ trợ 843.845 tỷ đồng là 445.760 tỷ đồng.
Trong đó, chính sách tài khóa chiếm vai trò chủ đạo, khoảng 678.395 tỷ đồng, tương đương 8,34% GDP năm 2021; chính sách tiền tệ 65.000 tỷ đồng (chiếm 0,8% GDP), chính sách an sinh xã hội là 12.800 tỷ đồng (chiếm 0,16%GDP), chính sách khác là 37.650 tỷ đồng (0,46% GDP). Ngoài ra, sẽ có khoảng 50.000 tỷ (khoảng 0,6% GDP) đầu tư của SCIC vào doanh nghiệp.
Xứng đáng để "đánh đổi"
Đề cập về lý do cần một chương trình kích thích kinh tế "khủng", TS.Cấn Văn Lực - đại diện nhóm nghiên cứu cho biết: Đại dịch Covid-19 đã tác động nặng nề đến tình hình kinh tế - xã hội toàn cầu trong 2 năm qua, chưa biết đến khi nào đại dịch này sẽ kết thúc, nguồn cung vaccine còn khan hiếm và phân bổ vaccine không đồng đều.
Trong thời gian tới, thế giới chắc chắn còn đối diện nhiều rủi ro khác như đà phục hồi không đồng đều, vấn đề lạm phát buộc một số quốc gia rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan khi buộc phải tính thu hẹp dần các gói hỗ trợ và tăng lãi suất, trong khi đó lợi nhuận biên của doanh nghiệp đã và đang suy giảm, vừa do dịch bệnh vừa do giá đầu vào tăng nhưng giá đầu ra chưa tăng tương ứng. Cùng với đó, nợ công, thâm hụt ngân sách tăng, rủi ro nợ doanh nghiệp và hộ gia đình tăng, rủi ro tội phạm xã hội, tội phạm công nghệ và tài chính tăng,…
Nhìn vào tình hình trong nước, trong khi các quốc gia trên thế giới phục hồi theo hình chữ V rõ nét thì có vẻ như Việt Nam đang phục hồi theo hình chữ U, hay nói cách khác đà phục hồi kinh tế của Việt Nam đang có dấu hiệu "lỡ nhịp" sau làn sóng dịch thứ 4, nhất là với mức tăng trưởng -6,17% thấp kỷ lục và tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục 3,98% trong quý III vừa qua. Ước tăng trưởng GDP cả năm 2021 khoảng 2%, nhiều khả năng không đạt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021-2025.
"Trong khi dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, nguồn cung vaccine còn chưa chắc chắn, đây là điểm cần lưu ý vì nếu không có gói hỗ trợ đặc biệt thì nền kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ lỡ nhịp, tụt hậu", ông Lực nhấn mạnh
Trong thời gian tới, thế giới chắc chắn còn đối diện nhiều rủi ro khác như đà phục hồi không đồng đều, vấn đề lạm phát buộc một số quốc gia rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan khi buộc phải tính thu hẹp dần các gói hỗ trợ và tăng lãi suất, trong khi đó lợi nhuận biên của doanh nghiệp đã và đang suy giảm, vừa do dịch bệnh vừa do giá đầu vào tăng nhưng giá đầu ra chưa tăng tương ứng. Cùng với đó, nợ công, thâm hụt ngân sách tăng, rủi ro nợ doanh nghiệp và hộ gia đình tăng, rủi ro tội phạm xã hội, tội phạm công nghệ và tài chính tăng,…
Nhìn vào tình hình trong nước, trong khi các quốc gia trên thế giới phục hồi theo hình chữ V rõ nét thì có vẻ như Việt Nam đang phục hồi theo hình chữ U, hay nói cách khác đà phục hồi kinh tế của Việt Nam đang có dấu hiệu "lỡ nhịp" sau làn sóng dịch thứ 4, nhất là với mức tăng trưởng -6,17% thấp kỷ lục và tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục 3,98% trong quý III vừa qua. Ước tăng trưởng GDP cả năm 2021 khoảng 2%, nhiều khả năng không đạt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021-2025.
"Trong khi dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, nguồn cung vaccine còn chưa chắc chắn, đây là điểm cần lưu ý vì nếu không có gói hỗ trợ đặc biệt thì nền kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ lỡ nhịp, tụt hậu", ông Lực nhấn mạnh.
Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, nếu không có chương trình phục hồi quy mô đủ lớn, kết hợp phù hợp chính sách tài khóa và tiền tệ thì tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam có thể chỉ ở mức 4-4,5%. Nếu có chương trình hỗ trợ với quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài như đề xuất và thực hiện hiệu quả, tăng trưởng GDP của Việt Nam khả năng cao có thể đạt tới 6% năm 2022 và 7,5% vào năm 2023.
Tuy nhiên, Việt Nam phải chấp nhận thâm hụt ngân sách tăng thêm 1 điểm % mỗi năm trong giai đoạn 2022-2023.
Đối với nợ công, khi có chương trình hỗ trợ tỷ lệ nợ công/GDP chỉ vào khoảng 44,8% vào năm 2022 (trong khi đó nếu không có chương trình hỗ trợ tỷ lệ này ở mức 44,3%). Năm 2023, nợ công chiếm khoảng 41,8% GDP nếu không có chương trình hỗ trợ và đạt 42,8% nếu có chương trình hỗ trợ. Trong khi đó, trần nợ công hiện nay là 60% GDP.
Nghĩa vụ trả nợ sẽ tăng thêm 0,17% điểm % năm 2022 và 0,34 điểm % năm 2023 (không tính các nghĩa vụ bất thường khác nếu có).
Nguồn tiền được giải ngân cũng sẽ khiến áp lực lạm phát và áp lực tỷ giá tăng: Lạm phát năm 2022-2023 được dự báo ở mức 3,5-3,9%, tuy nhiên vẫn nằm trong mục tiêu của Chính phủ.
Đánh giá về chương trình phục hồi và kích thích kinh tế này, TS.Lê Xuân Nghĩa - Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển kinh doanh cho biết, nếu tung ra chương trình hỗ trợ lên tới 840.000 tỷ (khoảng 1/10 GDP), các chỉ số cân đối vĩ mô như thâm hụt ngân sách, nợ công, hay lạm phát trong tầm kiểm soát như theo tính toán của nhóm nghiên cứu trên, trong khi đó tăng trưởng GDP có thể "nhảy" từ 4% (không có hỗ trợ) lên 6% (có chương trình hộ trợ), tức là đầu tư ra 10 đồng và thu về giá trị gia tăng 2 đồng, đó là con số tốt.
"Nếu được như tính toán của nhóm nghiên cứu, tôi cho rằng cũng xứng đáng để đổi", ông Nghĩa nhấn mạnh.
Cũng theo ông Nghĩa, thông thường những nước mới nổi như Việt Nam hiệu quả đồng vốn sẽ cao hơn. Như Nhật Bản, quốc gia này đầu tư gói kích thích lên tới 63%GDP nhưng đổi lại họ cũng chỉ được một vài phần trăm GDP. Tương tự Mỹ, một gói kích thích gần 30% GDP, may ra cũng chỉ đẩy tăng trưởng lên được 1 – 2%.
Không cần gói hỗ trợ quá lớn
Còn theo PGS.TS Vũ Sỹ Cường, Kinh tế trưởng Viện công nghệ và phát triển tài chính, dư địa thực hiện chính sách tài khóa của Việt Nam vẫn còn nhưng không quá lớn. Do vậy, gói tài khóa trong hai năm 2022 và 2023 khoảng từ 3,8 - 4% GDP là phù hợp, nếu chưa tính đến chi phí y tế.
"Chúng ta cần phải tính đến tính bất định của giai đoạn tiếp theo, nên không nên có gói hỗ trợ quá lớn, trong 2 năm chỉ nên là 6% GDP chưa trừ chi phí y tế và khoảng 4 – 4,2%GDP nếu trừ đi khoản hỗ trợ về y tế", ông Cường nhấn mạnh.
Còn theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cấp cao Học viện Tài chính, không cần tung thêm các gói hỗ trợ, tăng trưởng GDP năm 2022 vẫn có thể đạt 7%.
Ông Thịnh cũng lưu ý, việc tung một chương trình hỗ trợ hàng trăm nghìn tỷ đồng liệu dòng tiền có đi đúng hướng không khi sức hấp thụ vốn nền kinh tế đang có vấn đề. Sẽ rất nguy hiểm khi dòng tiền "chảy" vào lĩnh vực đầu cơ, rủi ro mà không đi vào sản xuất kinh doanh, chứ không phải thực chất lợi nhuận doanh nghiệp tăng, và lạm phát chắc chắn sẽ bùng lên như bài học của gói hỗ trợ năm 2008.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận