24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Trịnh Vũ Tường
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Gói cứu trợ mới của Mỹ: Ai là người thụ hưởng?

Thu nhập của người Mỹ đã phục hồi nhờ các biện pháp kích thích, nhưng chi tiêu thì không

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những hộ gia đình có nhu cầu lớn hơn nhiều khả năng sẽ chi tiêu ngay lập tức, qua đó giúp nền kinh tế phục hồi nhanh hơn so với trường hợp các khoản hỗ trợ được sử dụng để tiết kiệm hoặc trả bớt nợ. Tuy nhiên các nhà hoạch định

Kế hoạch kích thích mới trị giá 1,9 nghìn tỷ USD của Tổng thống Joe Biden đang vấp phải sự phản đối của Quốc hội. Điều đó đẩy ông vào tình thế khó xử, hoặc là giữ lời hứa cung cấp khoản hỗ trợ trực tiếp 2.000 USD để cứu nền kinh tế đang bị tàn phá, hoặc nhắm mục tiêu vào những người thất nghiệp và thu nhập thấp.

Hiện chính quyền của ông Joe Biden đề xuất hỗ trợ trực tiếp 1.400 USD cho những cá nhân bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Tuy nhiên một số đảng viên Cộng hòa và Dân chủ lên tiếng lo ngại rằng tiền có thể chuyển đến tay những người không cần chúng. Trên thực tế, gói cứu trợ trước đó bao gồm việc hỗ trợ trực tiếp 600 USD đã hỗ trợ cho cả những cá nhân kiếm được tới 75.000 USD.

Gói cứu trợ mới của Mỹ: Ai là người thụ hưởng?

Trong khi nhiều nghiên cứu cho thấy, những hộ gia đình có nhu cầu lớn hơn nhiều khả năng sẽ chi tiêu ngay lập tức, qua đó giúp nền kinh tế phục hồi nhanh hơn so với trường hợp các khoản hỗ trợ được sử dụng để tiết kiệm hoặc trả bớt nợ. Tuy nhiên các nhà hoạch định chính sách lại muốn người tiêu dùng ở nhà và hạn chế sự lây lan của coronavirus, thay vì chi tiêu cho những thứ như ăn uống và đi du lịch.

Trong một báo cáo phân tích kế hoạch kích thích của ông Joe Biden được công bố hôm 28/1, các nhà nghiên cứu của Viện Brookings cho biết, việc hỗ trợ cho các hộ gia đình dễ bị tổn thương về tài chính tạo ra sự thúc đẩy lớn nhất cho tổng sản phẩm quốc nội.

Trước đó trong một báo cáo tháng 12, JPMorgan Chase Institute đã kiểm tra 1,8 triệu tài khoản khách hàng của mình và phát hiện ra rằng, những người có thu nhập cao nhất hoặc các hộ gia đình kiếm được hơn 68.800 USD thường có xu hướng nắm giữ tài sản. Nói cách khác, những người Mỹ nghèo nhất thường chi tiêu nhiều hơn.

Dữ liệu gần đây từ Opportunity Insights - một tổ chức phi lợi nhuận do Giáo sư Raj Chetty của Đại học Harvard đứng đầu - cũng cho thấy một phát hiện tương tự đối với các khoản thanh toán kích cầu vào tháng 12/2020. Nhóm của Chetty nhận thấy rằng các hộ gia đình có thu nhập dưới 46.000 USD đã tăng chi tiêu 7,9% trong khoảng thời gian hai tuần sau khi luật kích thích được thông qua, so với chỉ 0,2% đối với những hộ kiếm trên 78.000 USD.

Tuy nhiên không phải cuộc khảo sát nào cũng cho kết quả như vậy. Chẳng hạn hồi tháng 12/2020, Fed New York đã hỏi mọi người sẽ làm gì với mức tăng thu nhập bất ngờ 10%, chỉ 19% cho biết họ sẽ chi tiêu; trong khi số còn lại cho biết họ sẽ tiết kiệm, đầu tư hoặc trả bớt nợ. Trong khi đó, một cuộc khảo sát của Cục Thống kê Lao động được thực hiện tháng 8/2020 lại cho thấy, hầu hết mọi người sẽ chi tiêu các khoản hỗ trợ, trong đó 2/3 số người cho biết họ sẽ sử dụng các khoản hỗ trợ này để mua thực phẩm.

Claudia Sahm - một nhà kinh tế đã nghiên cứu tác động của các khoản hỗ trợ trực tiếp trong các gói kích thích khủng hoảng tài chính tại Fed cho biết, một vấn đề lớn khi triển khai chính sách hỗ trợ có mục tiêu là chính phủ không có tất cả thông tin cần thiết. Những người vừa bị mất việc hoặc vừa bị cắt giảm lương có thể sẽ không đủ tiêu chuẩn.

Trong khi một số người có thu nhập cao hơn có thể vẫn đang sống theo kiểu “kiếm được bao nhiêu, sài bấy nhiêu”. Vì vậy, mặc dù những người đó có thể sử dụng số tiền hỗ trợ để chi tiêu hoặc trả nợ thay vì tiết kiệm, thế nhưng họ vẫn có thể nằm trong số những người có tình trạng tài chính tốt hơn nên không được nhận hỗ trợ.

Vì vậy theo Sahm, nếu muốn có được một hiệu quả tốt nhất từ chính sách hỗ trợ trực tiếp, cần phải hỗ trợ cho những người có số dư tài khoản ngân hàng thấp nhất. Nhưng điều đáng tiếc là “chính phủ liên bang không có thông tin đó”, Sahm nói. “Nếu quá cứng nhắc với việc hướng tới mục tiêu, bạn có thể bỏ sót những người thực sự cần chúng”.

Theo Jonathan Parker - Giáo sư tài chính tại Trường Quản lý MIT Sloan, người đã nghiên cứu về biện pháp kích thích của chính phủ trong hơn hai thập kỷ, câu hỏi đặt ra khi xây dựng gói kích thích này là: Liệu chúng ta có nên cố gắng kích thích nền kinh tế ngay từ bây giờ hay đợi đến khi văc-xin được triển khai rộng rãi? Điều đó lập luận cho việc hướng mục tiêu hỗ trợ trực tiếp đến những người có thu nhập thấp nhất bằng cách tăng cường trợ cấp thất nghiệp và chương trình phiếu thực phẩm, trong khi đẩy mạnh chương trình tín dụng thuế. Theo vị giáo sư này, các khoản hỗ trợ trực tiếp sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất trong việc thúc đẩy tăng trưởng nếu chi tiêu phục hồi mạnh mẽ trở lại sau khi việc tiêm chủng văc-xin được tiến hành rộng rãi.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả