Góc nhìn về cuộc tấn công của Nga vào Ukraine
Chiến sự đã bùng nổ và ảnh hưởng tiêu cực tới các loại tài sản rủi ro, vì vậy không ngạc nhiên khi Bitcoin giảm mạnh. Ngược lại, nhóm phòng thủ tăng như vàng, còn dầu chủ yếu do đứt gãy nguồn cung, khi cầu vượt cung thì giá tăng.
FIDT giữ nguyên quan điểm đây là cơ hội đầu tư dài hạn chất lượng. Vì cơ bản trong ngắn hạn, tài sản rủi ro đều giảm bởi tâm lý. Tổng thể, cuộc chiến này không ảnh hưởng nhiều tới toàn cầu, chỉ khoanh vùng ở đây.
Các bài test trong quá khứ!
Kể từ năm 2008, NATO đã thách thức Nga khi muốn đánh chiếm và sáp nhập Ukraine vào khối NATO. Tháng 8 cùng năm, Nga tiến hành cuộc xâm lược 5 ngày vào Gruzia với lý do bảo vệ các khu vực ly khai Nam Ossetia và Abkhazia. Một đòn thử rất rõ!
Năm 2014, Nga tiếp tục bài thử nghiệm đối với NATO khi cử quân đội Nga sáp nhập Crimea để lấy cảng Sevastopol cho Hạm đội Biển Đen của Nga.
Ở đây, Nga không thể hiện trở thành một gã độc tài để đi đánh chiếm và đô hộ các nước này. Nếu không như thế thì sẽ bị lờn mặt bởi NATO đã vi phạm làn răn đỏ.
Nên câu chuyện Nga phát động chiến tranh, có thể thấy họ đã chọn kịch bản số 3 trong 3 kịch bản FIDT đưa ra ở bài post trước. Đó là chiến dịch quân sự đặc biệt khoanh vùng, kỳ vọng những hiệp định ngừng bắn diễn ra khoảng 7-10 ngày. Khi lực lượng quân sự Ukraine bị phá huỷ như sân bay, cơ sở quân sự,.. đáp ứng đúng định hướng của chiến dịch này là phi quân sự hoá. Hay nói cách khác, Nga muốn triệt tiêu năng lực quân sự Ukraine.
Những con số trong lịch sử
Chứng kiến bao lần các sự kiện địa chính trị, những cuộc chiến đã xảy ra như Đức xâm lược Pháp năm 40, Iraq, vùng Vịnh,.. Thông qua dữ liệu thống kê 29 cuộc khủng hoảng địa chính trị kể từ Thế chiến II, chỉ số S&P 500 chỉ giảm trong ngắn hạn và phục hồi sau 3 tháng.
Bên cạnh đó, các quốc gia sẽ tích cực tăng chi tiêu để bù đắp chiến phí chiến tranh, nhất là Mỹ. Nên câu chuyện ở đây, FIDT đánh giá là cơ hội đầu tư dài hạn cực tốt, trên cơ sở các doanh nghiệp hưởng lợi từ các nền tảng này.
Ảnh hưởng tới Việt Nam như thế nào?
Tác động tới nền kinh tế và doanh nghiệp là rất thấp, bởi giao thương giữa Việt Nam với Ukraine và Nga chưa tới 8 tỷ đô, tức chỉ 1% kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2021.
Ngược lại, các lệnh trừng phạt kinh tế từ phía EU – Mỹ sẽ đẩy giá các mặt hàng tăng cao và tạo cơ hội cho các nước xuất khẩu khác. Điển hình, Nga là một trong những cường quốc xuất khẩu phân bón lớn, và với một đất nước sản xuất và xuất khẩu phân bón tốt như Việt Nam thì đây là một cơ hội rất sáng.
Về WW3 nếu thực sự xảy ra thì sẽ có sự đồng minh của Mỹ và NATO. Trong khi lập trường rất rõ là họ đã đứng ngoài và tìm giải pháp đàm phán, cấm vận kinh tế.
Ngoài ra, không tác động kinh tế hay chính trị nên cần bình tĩnh và nhìn nhận đây là cơ hội bởi sự lo ngại về tâm lý.
Trong bối cảnh này cần giữ cái đầu lạnh và có nước đi quản trị danh mục hợp lí thay vì lo lắng. Không ai muốn cuộc chiến xảy ra vì thiệt mạng tới dân thường. Nhìn dưới góc độ nhà tư vấn, đây là cơ hội đầu tư rất tốt!
Nhìn rộng hơn, chúng ta còn được hưởng lợi từ việc EU có thể dời hoạt động kinh doanh đến nơi có chính sách hợp lý và chính trị ổn định. Nên sau câu chuyện này có thể dẫn đến 1 điểm xoay chuyển gia tăng đầu tư FDI vào khu vực như Đông Nam Á, Đông Bắc Á.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận