Gỡ "khó" đầu tư hình thức PPP, khơi thông dòng vốn cho 5.000 km đường cao tốc
Chính phủ cần hình thành gói tín dụng để hỗ trợ vay vốn cho các dự án giao thông đầu tư theo hình thức PPP và bổ sung các dự án đường bộ cao tốc vào đối tượng được vay vốn tín dụng ưu đãi.
Theo ông Phạm Văn Khôi, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và xây dựng giao thông Phương Thành, để hiện thực mục tiêu 5.000 km đường cao tốc vào năm 2030, cần đẩy mạnh thu hút nguồn lực đầu tư xã hội thay chứ không thể trông chờ, phụ thuộc vào ngân sách.
Trao quyền chủ động cho các địa phương
Doanh nghiệp đề xuất cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung các quy định phù hợp về đơn giá, định mức trong đầu tư xây dựng, chứ không thể “bóp” nghẹt như thời gian qua khiến nhiều nhà thầu thi công chưa làm đã nhìn thấy lỗ.
Hơn nữa, để đẩy mạnh thu hút nhà đầu tư tham gia vào dự án PPP cao tốc trong thời gian tới, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích nhà đầu tư chủ động áp dụng các công nghệ tiến tiến, thiết bị hiện đại vào thi công để đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng và giảm giá thành công trình.
“Công tác giải phóng mặt bằng tại các dự án phải đi trước một bước, khi nhà đầu tư vào sẽ có mặt bằng sạch để triển khai công trình. Để làm được việc này, Chính phủ cần có cơ chế giao UBND các tỉnh, thành nơi dự án đi qua thực hiện với các mốc thời gian cụ thể để quy trách nhiệm”, ông Khôi nhấn mạnh.
Cùng quan điểm Chính phủ cần có những giải pháp ủy quyền mạnh mẽ cho các địa phương, ông Lê Đỗ Mười, Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GTVT cho rằng: “Chính phủ cần có những giải pháp ủy quyền mạnh mẽ cho các địa phương làm cơ quan có thẩm quyền để triển khai các dự án cao tốc qua địa bàn từ công tác giải phóng mặt bằng đến xây lắp”.
Theo ông Mười, việc phân cấp ủy quyền cho các địa phương làm dự án cao tốc cần có các tiêu chí rõ ràng, không phải địa phương nào cũng có thể được ủy quyền để làm chủ đầu tư, có vậy mới thu hút được nhà đầu tư theo hình thức PPP.
Bên cạnh đó, Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GTVT cũng nhấn mạnh, chỉ được phương nào có điều kiện về nguồn lực, năng lực, kinh nghiệm trong quản lý đầu tư và cam kết thực hiện dự án thì mới được giao dự án để thực hiện.
“Để thực hiện được việc này, chúng ta phải rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật để kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh các quy định phù hợp với định hướng phát triển của ngành GTVT trong giai đoạn tới, đảm bảo hoàn thành mục tiêu có 5.000km đường cao tốc vào năm 2030”, ông Mười chia sẻ.
Cả nước hiện có 1.163km đường bộ cao tốc, dự kiến đến năm 2023 sẽ hoàn thành khoảng 916km đang đầu tư, nâng tổng số đường bộ cao tốc trong cả nước lên 2.079km. Trong dự thảo báo cáo của Chính phủ cũng đặt kế hoạch đến năm 2025 sẽ có khoảng 3.000km đường bộ cao tốc trong cả nước và đến năm 2030 là 5.000 km.
Học hỏi mô hình các quốc gia
Cùng quan điểm, PGS TS Ngô Trí Long cho rằng, để hoàn thành mục tiêu tới năm 2030 có 5.000km trong cả nước, vấn đề quan trọng nhất vẫn là nguồn vốn. Nếu chỉ trông chờ nguồn ngân sách, chắc chắn mục tiêu này sẽ không thể hoàn thành mà bắt buộc phải có cơ chế huy động vốn xã hội hóa thông qua hình thức đầu tư đối tác công tư.
Về phía cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo, ông Nguyễn Viết Huy, Phó Vụ trưởng Vụ PPP cho rằng, để thực hiện chủ trương có 5.000km đường cao tốc vào năm 2030 cần áp dụng linh hoạt các phương thức đầu tư công, đầu tư theo hình thức đối tác công tư…
Doanh nghiệp đề xuất cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung các quy định phù hợp về đơn giá, định mức trong đầu tư xây dựng, chứ không thể “bóp” nghẹt như thời gian qua khiến nhiều nhà thầu thi công chưa làm đã nhìn thấy lỗ.
Đặc biệt, Nhà nước cần có các chính sách, cơ chế để thu hút tối đa nguồn lực đầu tư, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và sử dụng nguồn lực, nhất là thu hút nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư mạng lưới đường bộ cao tốc theo phương thức PPP.
Theo ông Huy, cần sử dụng nguồn thu phí trên các tuyến đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, các nguồn tài trợ, vay ưu đãi vốn ODA để đầu tư và cơ quan thẩm quyền xem xét tăng tỷ trọng nguồn vốn ngân sách cho lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trong giai đoạn tới.
Ngoài ra, ông Huy cho rằng, cơ quan có thẩm quyền cần ban hành một số cơ chế, chính sách để thực hiện như: Nâng mức vốn Nhà nước tham gia dự án PPP lên trên 50% tổng mức đầu tư dự án (Luật PPP quy định vốn góp của Nhà nước không vượt quá 50%); kết hợp sử dụng nguồn ngân sách Trung ương và địa phương… nhằm đảm bảo tính khả thi trong triển khai thực hiện.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận