Giáo sư Jeremy Siegel: Thị trường giá xuống là thời điểm vàng để đầu tư chứng khoán
Theo giáo sư Siegel, thị trường đã vượt qua nhiều cú sốc lớn hơn trong quá khứ, và lần này cũng không phải ngoại lệ.
Chứng khoán Mỹ chính thức rơi vào thị trường giá xuống khi chỉ số S&P 500 giảm 21% so với đỉnh ghi nhận trong ngày 3/1/2022.
Một số chuyên gia nhận định đà giảm điểm trên thị trường vẫn chưa dừng lại trong bối cảnh lạm phát cao và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẵn sàng tăng mạnh lãi suất nhằm chặn đứng đà tăng giá hàng hóa.
Và nghiêm trọng hơn cả, quá trình siết chính sách của Fed có thể gây ra một cuộc suy thoái.
Tuy nhiên, Jeremy Siegel, Giáo sư tài chính nổi tiếng tới từ Đại học Wharton, người mang quan điểm lạc quan về thị trường chứng khoán, vẫn không hề mất đi hy vọng.
“Đừng bỏ cuộc”, ông chia sẻ với CNBC. “Nếu như bạn có tiền mặt, hãy khai thác chúng. Bạn sẽ không cảm thấy nuối tiếc”.
“Chúng ta từng chứng kiến không ít những cú sốc lớn hơn trong quá khứ”, ông nói.
“Thị trường có thể giảm thêm 5 hoặc 10% nhưng điều đó chỉ giúp chúng ta gia tăng tỷ suất lợi nhuận trong tương lai, khi thị trường hồi phục”.
Giáo sư Jeremy Siegel. Ảnh: Fortune.
Nỗi lo lạm phát
Mức tăng 8,6% trong tháng 5 của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ đã khiến thị trường chao đảo.
Tuy nhiên Siegel không hề nao núng khi nhận định rằng lợi suất từ thị trường chứng khoán sẽ vượt qua lạm phát.
“Trong quá khứ, lợi suất từ S&P 500 luôn cao hơn CPI từ 4-5%/năm”, Siegel chia sẻ. “Trong dài hạn, rõ ràng là chúng ta sẽ đánh bại lạm phát với chỉ số này”, ông nói.
Tuy nhiên, một số người mang quan điểm bi quan lại cho rằng đà giảm điểm của thị trường chứng khoán sẽ còn kéo dài.
Họ nhận định rằng trong khi giá trị thị trường đi xuống thời gian gần đây, thị trường vẫn đang được định giá quá cao xét trên phương diện lịch sử.
Tính tới ngày 10/6, hệ số giá trên lợi nhuận (P/E) kỳ vọng trong 12 tháng tới đối với chỉ số S&P 500 bằng 16,8, theo FactSet, thấp hơn trung bình 5 năm 18,6 nhưng bám sát ngưỡng trung bình 10 năm 16,9.
Tỷ suất lợi nhuận cao
5 năm và thậm chí là 10 năm qua là những giai đoạn thị trường chứng khoán tăng trưởng tốt, đồng nghĩa với việc giá trị thị trường cũng tăng cao hơn.
Tỷ suất lợi nhuận của S&P 500 trong 5 năm gần nhất (tính tới ngày 10/6) đạt 11,9%, và 13,61% trong 10 năm qua, theo Morningstar.
Đó là mức lợi suất cao nếu so sánh với trung bình 10,7% trong giai đoạn 1057-2021, theo Moneychimp.
Đối với những người bi quan, họ luôn nói: cổ phiếu đang được định giá quá cao.
Họ cũng coi lợi nhuận doanh nghiệp là 1 điểm yếu. Với gần như toàn bộ các doanh nghiệp trong nhóm S&P 500 đã báo cáo lợi nhuận quý I. Các chuyên gia phân tích ước tính tốc độ tăng trưởng kinh tế trong quý vừa qua là 9,2%, theo FactSet. Tuy nhiên, họ dự báo tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sẽ giảm xuống còn 4% trong quý II này, và đó là một thông tin không mấy tích cực đối với thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, những người lạc quan như Giáo sư Niegel chỉ ra rằng chứng khoán luôn xuất sắc vượt qua những giai đoạn giảm điểm tương tự trong quá khứ.
Có lẽ câu hỏi chính xác hơn ở đây là giai đoạn giảm điểm này sẽ kéo dài trong bao lâu. Câu trả lời của Siegel là chưa đầy 1 năm.
Trong những giai đoạn thị trường giá xuống trước đây, mức giảm trung bình đạt 37% và kéo dài khoảng 9 tháng, theo Bank of America.
Có lẽ Siegel đã đúng.
Nhưng trong giai đoạn 2000-2009, thị trường chứng khoán hầu như không mang lại lợi nhuận. Do đó, điều gì cũng có thể xảy ra.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận