Giám đốc địa ốc Hưng Thịnh Phát bị bắt: “Họ hàng” của Nguyễn Thái Luyện và Alibaba?
Với chiêu thức “bánh vẽ” nhiều dự án ảo, đều là đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm, chưa làm thủ tục pháp lý, cam kết trả lãi suất cao nếu chưa giao đất,… địa ốc Hưng Thịnh Phát và Alibaba của Nguyễn Thái Luyện đã khiến nhiều người rơi bẫy.
Sau vụ việc hai lãnh đạo Công ty Alibaba là Nguyễn Thái Luyện và Nguyễn Thái Lĩnh bị Công an TP HCM bắt tạm giam để điều tra về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, vừa qua, thị trường địa ốc lại xôn xao trước thông tin Công an tỉnh Bình Thuận khởi tố và phối hợp với Công an quận 9 (TP HCM) thực hiện lệnh bắt tạm giam Nguyễn Hữu Kha (29 tuổi) - Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển địa ốc Hưng Thịnh Phát cũng về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Bất động sản Hưng Thịnh Phát được xác định “tay không bắt giặc” kiểu Alibaba khi “bánh vẽ” nhiều dự án không thật, đều là đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm, chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thực hiện như: City 1, City 2, City 3, Hàm Liêm 1, Hàm Liêm 2, Hàm Liêm 3, Phong Nẫm, Hưng Thịnh Phát Residence, Ma Lâm Diamond Town…
Với những hấp dẫn cam kết trả lãi suất cao nếu chưa giao đất từ phía địa ốc Hưng Thịnh Phát, nhiều khách hàng nhanh chóng rút hầu bao, cọc số tiền từ 40-90% để mua một lô đất nền từ phía Công ty này. Trong khi trên thị trường mua bán bất động sản Hưng Thịnh Phát rao bán giá đất nền của các dự án ảo số tiền từ 400 triệu đồng đến vài tỷ đồng.
Từ đầu tháng 11/2019, sau khi phát hiện các dự án của Hưng Thịnh Phát rao bán đều là lừa đảo, rất đông khách hàng kéo đến trụ sở địa ốc Hưng Thịnh Phát ở TP HCM để yêu cầu Công ty này trả lại tiền.
So sánh giữa vụ án Hưng Thịnh Phát và vụ án xảy ra tại Công ty Alibaba do Nguyễn Thái Luyện (34 tuổi) làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, dư luận đều thấy rõ mánh khóe lừa đảo của hai Công ty địa ốc này hệt nhau.
Cụ thể, với Alibaba, Nguyễn Thái Luyện được cho là cầm đầu, chỉ đạo em trai Nguyễn Thái Lĩnh (30 tuổi, Tổng Giám đốc) dùng danh nghĩa cá nhân để nhận chuyển nhượng, thu gom mua số lượng đất nông nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai...
Tiếp đó, Lĩnh dùng pháp nhân Công ty địa ốc Alibaba và các Công ty con lập ra nhiều dự án ảo, chưa làm thủ tục pháp lý, chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép, rồi tổ chức quảng cáo rầm rộ và phân lô bán trái luật, hoặc huy động vốn của hàng nghìn khách hàng.
Khi con số hơn 6.700 khách hàng bị Công ty địa ốc Alibaba lừa đảo, và địa ốc Alibaba thu số tiền qua giao dịch dự án không thật lên đến hơn 2.500 tỷ đồng đã khiến dư luận phải choáng váng.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận