menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Kim Oanh

Giảm cước tin nhắn cho ngân hàng: Tại sao không?

Việc các ngân hàng sử dụng tin nhắn viễn thông nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng và bản thân ngân hàng để đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng hiện đại trên nền tảng số chứ không vì mục đích kinh doanh. Thế nhưng, các ngân hàng vẫn phải chịu mức cước cao gấp

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vừa có công văn gửi Bộ Thông tin - Truyền thông đề nghị Bộ chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông xem xét giảm mức giá cước tin nhắn đối với các giao dịch ngân hàng xuống tương đương với mức giá cước tin nhắn thông thường (áp dụng cho dịch vụ nhắn tin giữa các cá nhân đơn lẻ) hoặc ít nhất giảm 50% mức giá cước tin nhắn hiện nay. Một đề nghị hợp cả tình và lý. Thế nhưng đã gần 1 tuần trôi qua kể từ ngày công văn được gửi đi (10/4), vẫn chưa thấy có hồi âm?!

Số là các ngân hàng đang phải chịu mức cước tin nhắn viễn thông đối với giao dịch tài chính rất cao, như MobiFone và VinaPhone đang áp 820 đồng/tin nhắn giao dịch tài chính, 500 đồng/tin nhắn quảng cáo chăm sóc khách hàng. Từ đầu năm 2019, Viettel cũng nâng mức giá cước lên 785 đồng đối với tin nhắn giao dịch tài chính... Ngay cả khi sử dụng đầu số thuê bao cung cấp dịch vụ tin nhắn (SMS-Brandname) của đơn vị trung gian, các ngân hàng cũng phải trả mức giá cước là 800 đồng/tin nhắn và tùy theo từng phân khúc.

Thậm chí sau khi trừ chiết khấu tùy thuộc vào khối lượng tin nhắn phát sinh, mức giá cước trung bình đối với các tin nhắn giao dịch ngân hàng vẫn là khoảng 720 đồng/tin nhắn. Trong khi hiện cước tin nhắn thông thường giữa các cá nhân đơn lẻ chỉ là 250 - 300 đồng/tin nhắn, có nghĩa các ngân hàng đang phải chịu mức giá cước tin nhắn viễn thông cao gấp gần 3 lần so với tin nhắn thông thường.

Bình thường đó đã là một thiệt thòi không nhỏ cho các ngân hàng. Chưa kể xét ở một góc độ nào đó, nó còn cản trở các ngân hàng trong việc thực hiện chủ trương đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ. Bởi hầu hết các giao dịch ngân hàng đều sử dụng dịch vụ viễn thông với các loại tin nhắn như xác thực khách hàng (OTP), thông báo biến động số dư tài khoản khách hàng, cảnh báo giao dịch lừa đảo, gian lận, thay đổi dịch vụ, thông tin tài khoản...

Mặc dù ngân hàng cũng đang có một số kênh khác để tương tác thông tin tới khách hàng với chi phí thấp như tin nhắn thông báo trên ứng dụng, tạo ứng dụng tự sinh OTP... Tuy nhiên, tin nhắn SMS vẫn là phương thức thông báo được đa số các ngân hàng, khách hàng lựa chọn, đặc biệt là tin nhắn SMS-Brandname với nhận diện riêng của ngân hàng, để tránh kẻ gian giả mạo, lừa đảo khách hàng.

Nói như vậy để thấy, việc các ngân hàng sử dụng tin nhắn viễn thông nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng và bản thân ngân hàng để đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng hiện đại trên nền tảng số chứ không vì mục đích kinh doanh. Thế nhưng, các ngân hàng vẫn phải chịu mức cước cao gấp 3 lần thông thường là bất hợp lý.

Sự bất hợp lý càng thêm lớn khi mà hiện cả hệ thống chính trị đang nỗ lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua những khó khăn do dịch Covid-19 gây ra. Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp, cũng đang gặp rất nhiều khó khăn vì dịch bệnh. Thậm chí theo các chuyên gia, ngân hàng là một trong những lĩnh vực chịu tác động lớn nhất do là ngành kinh tế tổng hợp; mọi khó khăn từ các ngành, lĩnh vực khác đều "quy tụ" lại ngân hàng. Chỉ cần xét ở góc độ này thì việc giảm cước tin nhắn đối với các ngân hàng cũng là điều nên làm.

Trong khi đó, các ngân hàng đang nỗ lực tiết giảm mọi chi phí hoạt động, thậm chí cắt giảm lương của cán bộ nhân viên để có nguồn triển khai các biện pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi suất, miễn, giảm phí giao dịch thanh toán điện tử... Trong đó, việc miễn giảm phí thanh toán còn nhằm khuyến khích người dân hạn chế sử dụng tiền mặt để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.

Theo đó đến nay toàn bộ các ngân hàng đã thực hiện miễn, giảm phí thanh toán cho khách hàng, nhiều loại phí đã được giảm từ 75 - 100% mức phí cũ. Thế nhưng, hiện cước phí tin nhắn viễn thông đối với các giao dịch ngân hàng vẫn ở mức rất cao, Vì thế các ngân hàng đều phải bù lỗ khi chi trả phí dịch vụ tin nhắn viễn thông. Thực tế đó đang tạo áp lực lớn cho các ngân hàng và cản trở ngân hàng trong việc giảm lãi suất, phí dịch vụ để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Không hiểu các doanh nghiệp viễn thông có thấu tỏ được điều này?!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả