menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trung Thành

Giải ngân vốn đầu tư công chậm, giải ngân vốn vay nước ngoài đặc biệt thấp

Trong khi ước giải ngân kế hoạch vốn 5 tháng đầu năm 2021 mới chỉ đạt 22,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao thì tốc độ giải ngân vốn ODA đặc biệt thấp, đạt 2,97% (chỉ bằng 1/4 của tỷ lệ giải ngân cùng kỳ 2020).

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính về tình hình triển khai vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2021, tính tới cuối tháng 5, tổng số vốn đầu tư đã được phân bổ là 406.463,67 tỷ đồng, đạt 88,11% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã giao (461.300 tỷ đồng).

Nếu tính cả số kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương mà các địa phương đã giao tăng so với kế hoạch được Thủ tướng giao là trên 49.078 tỷ đồng thì số vốn đã được phân bổ là 455.541,97 tỷ đồng, đạt 98,75% kế hoạch vốn Chính phủ đã giao.

Trong đó, vốn ngân sách trung ương là 169.626,7 tỷ đồng, đạt 82,34% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao. Vốn cân đối ngân sách địa phương là 285.915,265 tỷ đồng, đạt 111,99% kế hoạch vốn Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao (255.300 tỷ đồng).

Giải ngân vốn đầu tư công chậm, giải ngân vốn vay nước ngoài đặc biệt thấp

CÒN TỚI 34 BỘ, CƠ QUAN VÀ 37 ĐỊA PHƯƠNG CHƯA PHÂN BỔ HẾT KẾ HOẠCH VỐN 2021

Đáng chú ý, tính đến 27/5, đối với nguồn vốn ngân sách trung ương vẫn còn 34 bộ và 37 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn được giao.

Cụ thể, kế hoạch vốn còn lại chưa được các bộ ngành và địa phương triển khai phân bổ là hơn 54,83 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,89% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, vốn trong nước là hơn 48,76 nghìn tỷ đồng (chưa bao gồm vốn Chương trình MTQG), vốn nước ngoài là hơn 6,07 nghìn tỷ đồng.

Đối với nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương, hiện có 43/63 tỉnh thành giao kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương tăng so với Thủ tướng Chính phủ giao từ nguồn thu sử dụng đất, nguồn tăng thu, nguồn xổ số kiến thiết của địa phương.Và số vốn giao tăng so với kế hoạch được Thủ tướng giao là 49.078,3 tỷ đồng.

Đồng thời, ở chiều ngược lại, cũng còn tới 15 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương.

Giải ngân vốn đầu tư công chậm, giải ngân vốn vay nước ngoài đặc biệt thấp

Một số bộ ngành đã có tỷ lệ kế hoạch phân bổ vốn đạt tới 100% là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường... Trong khi đó, mọt số bộ ngành khác có tỷ lệ kế hoạch vốn đã phân bổ rất thấp như: Bộ Thông Tin và Truyền thông (5,23%), Bộ Khoa học và Công nghệ (22,89%)...

Một số địa phương có tỷ lệ kế hoạch vốn đã phân bổ cao là Tuyên Quang (116,84%), Bắc Giang (118,05%), Lào Cai (151,59%), Hải Phòng (186,73%)... Trong khi đó những tỉnh đạt thấp là Phú Thọ (54,36%), Gia Lai (72,49%), Cần Thơ (68,73%)....

GIẢI NGÂN VỐN NƯỚC NGOÀI MỚI ĐẠT CHƯA TỚI 3%

Về tình hình giải ngân kế hoạch vốn, Bộ Tài chính cho biết, ước thanh toán từ đầu năm tới 31/5 là hơn 102 nghìn tỷ đồng, đạt 22,12% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (461.300 tỷ đồng).

Trong đó, giải ngân vốn trong nước là gần 100,5 nghìn tỷ đồng (đạt 21,9% kế hoạch). Giải ngân vốn nước ngoài là gần 11,53 nghìn tỷ đồng (đạt 2,97% kế hoạch).

Như vậy, có thể thấy, sau 5 tháng đầu năm 202, ước giải ngân kế hoạch vốn nói chung, vốn trong nước và vốn ODA đều thấp hơn hẳn cùng kỳ 2020. Đặc biệt thấp là tỷ lệ giải ngân vốn ODA, chỉ đạt 2,97% so với tỷ lệ 12,37% của cùng kỳ 2020.

Trong khi đó, ước giải ngân kế hoạch vốn 5 tháng 2021 đạt 22,12%, cũng thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ 25,98% của 2020.

Hầu hết các bộ ngành và địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt thấp. Cụ thể, có tới 39/50 bộ ngành và 17/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt chưa tới 15%. Đáng lưu tâm nhất là có tới 13 bộ ngành chưa hề giải ngân kế hoạch vốn và 8 đơn vị có tỷ lệ giải ngân dưới 1%. Trong đó tỷ lệ giải ngân 0% đều nằm ở phần giải ngân vốn nước ngoài.

Giải ngân vốn đầu tư công chậm, giải ngân vốn vay nước ngoài đặc biệt thấp

Một số bộ ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân rất thấp (dưới 1%) và chưa tới 15% là: Bộ Nội vụ (0,05%), Bộ Khoa học và Công nghệ (0,35%)...; Bộ Ngoại giao (1,6%), Bộ Y tế (1,83%)...

Cùng với đó, có 11 địa phương có tỷ lệ giải ngân rất thấp (từ 6,98% - 13,25%) lần lượt được Bọ Tài chính nhắc tên là Bắc Kạn, Cần Thơ, Quảng Bình, Đà Nẵng, An Giang, Vĩnh Long, Hà Nội, Hòa Bình, Đồng Nai, Quảng Trị.

VÌ SAO PHÂN BỔ KẾ HOẠCH VỐN VÀ GIẢI NGÂN CÒN CHẬM CHẠP?

Theo Bộ Tài chính, nguyên nhân khiến việc phân bổ vốn bị chậm là do hiện các bộ, cơ quan trung ương và địa phương mới giao kế hoạch vốn đợt 1, số vốn còn lại chưa phân bổ cho các dự án chưa đủ điều kiện bố trí vốn kế hoạch đầu tư công nguồn NSNN năm 2021 theo Quyết định số 2185/QĐ-TTg ngày 21/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ (do các dự án khởi công mới chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025).

Đồng thời, có một số dự án quá thời gian thực hiện với quy định (đang trình Thủ tướng Chính phủ xử lý); các dự án, nhiệm vụ quy hoạch chưa đủ thủ tục; các dự án ODA chưa ký hiệp định hoặc đang điều chỉnh hiệp định.

Đối với các dự án sử dụng vốn nước ngoài, nhiều bộ, địa phương chưa bố trí đủ, kịp thời vốn đối ứng theo cam kết, ảnh hưởng lớn đến thực hiện và giải ngân vốn nước ngoài.

Nhiều dự án ODA vay Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) được giao kế hoạch vốn nhưng chưa hoàn thành thủ tục gia hạn Hiệp định vay do thủ tục phức tạp, đòi hỏi phải điều chỉnh chủ trương đầu tư và báo cáo Chủ tịch nước, trong khi pháp luật hiện hành không quy định về thời gian xử lý hồ sơ của Chủ tịch nước.

Giải ngân vốn đầu tư công chậm, giải ngân vốn vay nước ngoài đặc biệt thấp
Về các nguyên nhân làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đầu tiên, việc dịch COVID-19 bùng phát trở lại ở nhiều địa phương đã khiến tiến độ thi công và giải ngân kế hoạch vốn bị ảnh hưởng.

Một nguyên nhân quan trọng khác là giá cả vật liệu tăng cao đột biến, đặt biệt là thép xây dựng đã làm ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực và tiến độ thi công của các nhà thầu.

Về giải ngân vốn nước ngoài, Bộ Tài chính đánh giá sự phản hồi của nhà tài trợ ODA khi được xin ý kiến rất chậm, đặc biệt là song phương. Cụ thể là KEXIM.1 của Hàn Quốc hay JICA, Nhật Bản.

Hay như có một số dự án phải trình Thủ tướng điều chỉnh cơ cấu vốn do không được sử dụng vốn bay nước ngoài để thanh toán thuế đối với dự án (ký hiệp định vay nước ngoài); thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư còn mất nhiều thời gian.

Theo Bộ Tài chính, tổng kế hoạch đầu tư vốn NSNN được Quốc hội giao cho các địa phương trong năm 2021 là 369.413,166 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách địa phương là 255.300 tỷ đồng; vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ địa phương đầu tư theo ngành lĩnh vực 98.113,166 tỷ đồng; vốn chương trình mục tiêu quốc gia 16.000 tỷ đồng.

Tại Quyết định số 2185/QĐ-TTg ngày 21/12/2020 về giao kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã phân bổ tổng số vốn là 353.413,166 tỷ đồng (phân bổ toàn bộ vốn ngân sách địa phương và vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư theo ngành lĩnh vực) cho 63 địa phương, đồng thời giao các địa phương phân bổ chi tiết danh mục và mức vốn của từng dự án.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả