Giải mã bí ẩn sự tăng/giảm của cổ phiếu (Phần II)
Khi ta tư duy và tiếp cận thị trường sai ta lại càng củng cố cho tư duy sai của mình. Cho nên trước tiên, tôi muốn phân định và liệt kê rõ hai loại động lực ngắn hạn và dài hạn của giá cổ phiếu, từ đó giúp ta hiểu và tổng hợp ra được những gì chính xác hơn.
Động lực nằm sau sự tăng/giảm giá.
Như chúng ta thấy, trong thời gian ngắn hạn, có quá nhiều những tác nhân bên ngoài, vĩ mô và vi mô. Một cá nhân khó thể nào tiếp cận được hết các thông tin chứ đừng nói có thể kiểm soát. Hiểu rõ và đưa ra được câu trả lời, trong đó, có hai tác nhân mà ngay cả một tay thao túng cũng khó lòng mà kiểm soát được - đặc biệt ở trường hợp cổ phiếu có thanh khoản cao, chính là những tin tức tiêu cực/tích cực bất ngờ của doanh nghiệp và sự phi lí trí có hiệu ứng “tâm lý đám đông” có thể xuất phát từ một dòng tweet hay một tus nào đó trên facebook .
Với vị thế những người môi giới chứng khoán, chúng tôi thường nghe họ than thở về một nghịch lý mỗi dịp TTCK giảm mạnh. Các khách hàng vô lý yêu cầu giải thích vì sao giá cổ phiếu lại giảm dù một số trường hợp chỉ xuống “vài line” vỏn vẹn (!) Dù trong thâm tâm những Brokers, họ biết rằng mình không có câu trả lời, song họ không thể nào đáp lại “Tôi không biết!” với những vị khách hàng đang “hung hãn” được. Dù sao khách hàng vẫn là thượng đế.
Hơn thế nữa, khi tiếp xúc với các quỹ, vài quản lý yêu cầu các chuyên viên phân tích phải giải thích “Tại sao VNI giảm hơn 20% từ đỉnh 1,200 điểm?”, “Tại sao cổ phiếu chọn không tăng nổi giá nào?”Họ không nhận ra được các giới hạn của bản thân mình, họ tự tin quá mức rằng mình có thể kiểm soát mọi thứ, để rồi khi nó đi ngược lại với nhận định của thì họ phí phạm thời gian vào những vấn đề không thực sự cần thiết.
Ở những nhà đầu tư giá trị biết vòng tròn giới hạn của bản thân, sẽ vô cùng thoải mái và bình tĩnh trước mọi biến động của thị trường. Chỉ tập trung vào những gì ta có thể kiểm soát: bao gồm hoạt động kinh doanh và giá trị thực của doanh nghiệp. Từ đó, ta nhận ra các xu hướng dài hạn mà ít người nhìn thấy, vì họ đang bận rộn giải thích những thứ hoàn toàn nằm ngoài vòng tròn hiểu biết của họ.
Trong tác phẩm “Một phút với Warren Bufett” theo Warren xác định một cái gọi là “vòng tròn năng lực”. Vòng tròn này chứa đựng những thứ như kiến thức, khả năng phán đoán, nguyên tắc kinh doanh của một người,… Điều quan trọng nhất không phải là bằng mọi giá mở rộng vòng tròn năng lực, mà là xác định giới hạn của vòng tròn đó. Nếu nắm bắt được chính xác thì sẽ đầu tư thành công. Một người có thể trở nên giàu có nhanh hơn những người có “ vòng tròn năng lực” lớn gấp 5 lần “vòng tròn” của họ, bởi tuy phạm vi đầu tư của họ lớn nhưng họ không xác định rõ giới hạn của mình, họ đầu tư vào nhiều lĩnh vực nhưng không đủ năng lực và hiểu biết về lĩnh vực đó.
Nắm được năng lực của bản thân và đưa ra các câu hỏi.
Trước hết, ta cần tự xác định rằng mình là một nhà đầu tư giá trị dài hạn hay một nhà đầu cơ lướt sóng ngắn hạn?
Nếu tập trung vào dài hạn, liệu ta có đang tìm kiếm những động lực dài hạn của giá cổ phiếu và ngược lại?
Luôn nhớ đưa ra các câu hỏi cho bản thân như:
· Có nhân tố cơ bản nào về kinh doanh của công ty bị thay đổi đáng kể hay không?
· Ngành nghề, lợi thế cạnh tranh, ban lãnh đạo hay tình hình tài chính, chính sách cổ tức của doanh nghiệp?
· Giá trị hiện tại đang như thế nào?
Hãy trở thành những nhà đầu tư thông minh.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, 24H Money không chịu trách nhiệm về những rủi ro NĐT gặp phải khi sử dụng thông tin trên trong hoạt động đầu tư. Mọi chi tiết liên hệ: Đỗ Minh Toàn - Công ty Cổ phần chứng khoán VPS - Hotline: 0327005509.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận