Giá xăng dầu hôm nay 15/7: Rập rình lãi suất của Fed, dầu thô sắp lấy lại mốc 100 USD/thùng
Giá xăng dầu hôm nay 15/7: Dầu thô tăng trong phiên giao dịch sáng nay, dầu Brent sắp lấy lại mốc 100 USD/thùng. Các nhà đầu tư tập trung vào triển vọng về một đợt tăng lãi suất lớn vào cuối tháng này của Mỹ. Nhiều khả năng dầu thô sẽ còn tiếp tục điều chỉnh khi thị trường chờ đợi kết quả lãi suất của Fed...
Kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ được cải thiện nhờ nỗ lực ngăn chặn suy thoái của các nước đã hỗ trợ giá dầu hôm nay duy trì đà tăng, bất chấp đồng USD vọt lên mức cao.
Giá xăng dầu hôm nay 15/7 duy trì đà tăng mạnh, dầu Brent sắp lấy lại mốc 100 USD/thùng
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 15/7/2022, theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9/2022 đứng ở mức 96,35 USD/thùng, tăng 0,58 USD/thùng trong phiên.
Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 9/2022 đứng ở mức 99,81 USD/thùng, tăng 0,71 USD/thùng trong phiên.
Giá xăng dầu hôm nay 15/7
Giá xăng dầu hôm nay 15/7
Giá dầu ngày 15/7 duy trì đà tăng khi thị trường dấy lên kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu đã chạm đáy và sẽ sớm lấy lại đà phục hồi nhờ nỗ lực ngăn chặn suy thoái kinh tế của các nước.
Ở diễn biến mới nhất, giá dầu thô cũng được hỗ trợ mạnh bởi thông tin châu Âu loại trừ khả năng cấm vận khí đốt Nga.
Giá dầu hôm nay tăng còn do nền kinh tế Mỹ, bên cạnh những dấu hiệu, nguy cơ suy thoái thì vẫn có nhiều điểm sáng.
Ngoài ra, giá dầu còn được hỗ trợ bởi nhận định công suất của OPEC đã đạt đỉnh và khó có thể tăng thêm trong thời gian tới.
Dự trữ khí đốt của châu Âu cũng đang ở mức thấp kỷ lục sẽ buộc các nước khu vực này phải có kế hoạch, giải pháp để tránh một cuộc khủng hoảng năng lượng, trong đó có cả việc tìm kiếm các nguồn cung dầu thô thay thế.
Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu hôm nay cũng bị hạn chế đáng kể bởi đồng USD mạnh hơn nhờ kỳ vọng Fed tăng mạnh lãi suất vào cuối tháng, đạt mức cao nhất kể từ năm 1981.
Nhiều khả năng dầu thô sẽ còn tiếp tục điều chỉnh khi thị trường chờ đợi kết quả lãi suất của Fed.
Trước đó, giá dầu nhanh chóng đánh mất đà tăng trong phiên sáng khi thị trường vẫn chưa tìm được động lực bứt phá để lấy lại cột mốc 100 USD/thùng.
Thời điểm hiện tại, có thể thấy rõ sự phân hóa trên thị trường hàng thực và thị trường tương lai. Thực tế, giá bán chính thức của các quốc gia Trung Đông như của Saudi Arabia liên tục tăng, cho thấy sự thiếu hụt thấy rõ tại thời điểm hiện tại. Các mốc giá chính, như dầu Forties tại Biển Bắc và dầu thô Midland của Mỹ, đang giao dịch ở mức phí cao hơn so với giá dầu trên thị trường tương lai. Điều này tạo ra sự hỗ trợ mạnh cho giá trên thị trường tương lai, khiến cho giá không sụt giảm quá sâu khỏi cột mốc 100 USD/thùng.
Ngoài ra, đối với thị trường hôm nay, quan trọng sẽ là thông tin về chỉ số giá đầu vào PPI. Ngày hôm qua, CPI tại Mỹ tăng mạnh 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức kỳ vọng 8,8% của thị trường đã tạo ra lo ngại Fed sẽ tiến hành tăng lãi suất kỷ lục thêm 100 điểm phần trăm. Nếu hôm nay PPI tăng mạnh hơn cả mốc kỳ vọng 10,7%, khả năng cao các nhà đầu tư sẽ tiếp tục rút tiền khỏi các tài sản tài chính và chuyển sang nắm giữ tiền mặt, cùng lúc đẩy giá Dollar Mỹ lên cao và gây sức ép lớn đến giá dầu. Có thể thấy, cho đến khi có quyết định chính thức từ cuộc họp của Fed trong cuối tháng 7, dầu sẽ còn chịu nhiều sức ép, và có thể sẽ còn điều chỉnh.
Trong một diễn biến khác, ngày 14/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo các nỗ lực của nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) nhằm áp giá trần dầu mỏ của Nga có thể trở thành nguyên nhân khiến nguồn nhiên liệu này tiếp tục tăng giá.
Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh việc ép giá dầu mỏ sẽ đi ngược lại quy luật thị trường và mang lại nhiều rủi ro.
Trước đó, Tổng thống Vladimir Putin cũng cảnh báo động thái tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga liên quan tới cuộc xung đột tại Ukraine có nguy cơ đẩy giá năng lượng lên mức cao ngất ngưởng, gây bất lợi cho người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Bất chấp các lệnh trừng phạt mạnh chưa từng có từ phương Tây, Moskva vẫn có nguồn thu lớn từ hoạt động xuất khẩu dầu và khí đốt ngay cả khi lượng xuất khẩu bị giảm.
Theo số liệu của Tổ chức Năng lượng Thế giới (IEA), doanh thu đến từ dầu khí của Nga gia tăng trong tháng 5, dù sản lượng xuất khẩu sụt giảm.
Giá dầu mỏ của Nga hiện được bán với mức chiết khấu lớn trên toàn cầu. Hiện dầu Urals của Nga được bán ở mức khoảng 75 USD/thùng, thấp hơn so với dầu Brent giao ngay được bán với giá gần 100 USD/thùng.
Giá xăng dầu tại thị trường trong nước
Tại thị trường trong nước, triển khai Nghị quyết của Quốc hội về việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu…, giá xăng đã được điều chỉnh giảm mạnh.
Tại thị trường trong nước, triển khai Nghị quyết của Quốc hội về việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu…, giá xăng đã được điều chỉnh giảm mạnh.
Theo đó, kể từ 0h ngày 11/7, Liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định giảm giá xăng E5 RON 92 3.110 đồng/lít, xuống mức không quá 27.780 đồng/lít; giá xăng RON 95 giảm 3.090 đồng/lít, xuống mức không quá 29.670 đồng/lít.
Giá bán các mặt hàng dầu cũng giảm mạnh, trong đó dầu diezel giảm 3.022 đồng/lít, xuống mức không quá 26.590 đồng/lít; dầu hoả giảm còn không quá 26.345 đồng/lít…
Ở kỳ điều hành này, Liên Bộ Công Thương – Tài chính cũng quyết định trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với mặt hàng xăng ở mức 950 đồng/lít, dầu diesel 550 đồng/lít, dầu mazut 950 đồng/kg và dầu hỏa 500 đồng/lít. Cùng với đó, cơ quan quản lý yêu cầu ngừng chi sử dụng Quỹ đối với các loại xăng dầu.
Bộ Công Thương cho hay, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa 2 kỳ điều hành giá ngày 1/7 và ngày 11/7/2022 là: 128,707 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92 (giảm 19,070 USD/thùng, tương đương giảm 12,90% so với kỳ trước); 136,530 USD/thùng xăng RON95 (giảm 18,314 USD/thùng, tương đương giảm 11,83% so với kỳ trước; 140,858 USD/thùng dầu hỏa (giảm 21,062 USD/thùng, tương đương giảm 13,00% so với kỳ trước); 146,705 USD/thùng dầu diesel (giảm 20,690 USD/thùng, tương đương giảm 12,36% so với kỳ trước); 533,750 USD/tấn dầu mazút 180CST 3,5S (giảm 72,645 USD/tấn, tương đương giảm 11,980% so với kỳ trước).
Cùng với việc giá thế giới giảm mạnh, cơ quan điều hành nhấn mạnh rằng, ngày 8/7 vừa qua, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn theo mức Chính phủ đề xuất và bắt đầu áp dụng từ ngày 11/7, việc này đã góp phần hỗ trợ giảm giá xăng dầu trong nước.
Giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường ngày 15/7 như sau: Xăng E5RON92 không cao hơn 27.788 đồng/lít, tức giảm 3.103 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành. Xăng RON95-III không cao hơn 29.675 đồng/lít, cũng giảm tới 3.088 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành. Dầu diesel 0.05S không cao hơn 26.593 đồng/lít, giảm 3.022 đồng/lít. Dầu hỏa không cao hơn 26.345 đồng/lít, giảm 2.008 đồng/lít. Dầu mazút 180CST 3.5S không cao hơn 17.712 đồng/kg, giảm 2.010 đồng/kg so với giá bán hiện hành.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận