24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Nguyễn Anh Dũng
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Giá vàng hôm nay 5/4, Giá vàng đảo chiều, lý do Nga bất ngờ ấn định giá vàng; SJC bật tăng?

Giá vàng hôm nay 5/4 đảo chiều tăng. Thị trường kim loại tập trung nhiều hơn vào lạm phát gia tăng. Nga bất ngờ ấn định giá vàng, vì sao?

Cập nhật diễn biến giá vàng hôm nay 5/4

Mở cửa ngày giao dịch 4/4, tại thời điểm 8h46’, giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 68,25 - 68,97 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 50 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và 100 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với cuối phiên hôm trước.

Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 68,7 - 68,9 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra), giảm 50 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên ngày hôm trước.

Tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý, giá vàng SJC không đổi so với chốt phiên hôm trước, niêm yết ở mức 68,25 - 68,9 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Tại thị trường châu Á, ciá vàng ổn định trong phiên giao dịch chiều 4/4 giữa bối cảnh đồng USD và lợi tức trái phiếu ổn định sau báo cáo thu nhập ổn định của Mỹ làm tăng kỳ vọng về khả năng lãi suất tăng mạnh, trong khi khủng hoảng Ukraine ngày càng trầm trọng hơn tiếp tục hỗ trợ nhu cầu đối với các loại tài sản an toàn như vàng.

Theo đó, giá vàng giao ngay gần như không đổi, đứng ở mức 1.928,36 USD/ounce vào lúc 14h10’ ngày 4/4 (theo giờ Việt Nam). Trong khi đó, giá vàng kỳ hạn của Mỹ tăng 0,2% lên 1.928,10 USD/ounce.

Theo ghi nhận của TG&VN, đến 21h10 ngày 4/4, giá vàng thế giới tại sàn giao dịch điện tử Kitco ở mức 1.926,6 - 1.927,6 USD/ounce, tăng 1 USD/ounce so với phiên trước đó.

Tổng hợp giá vàng SJC tại các thương hiệu kinh doanh lớn trong nước tại thời điểm chốt phiên ngày 4/4:

Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở 68,3 – 69,0 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Doji hiện niêm yết giá vàng SJC tại: 68,15 – 68,85 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Phú Quý niêm yết tại: 68,2 – 68,85 triệu đồng/lượng.

Hệ thống PNJ niêm yết tại: 68,2 – 68,9 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại Bảo tín Minh Châu được niêm yết tại: 68,21 – 68,85 triệu đồng/lượng. Giá vàng 999,9, thương hiệu vàng Rồng Thăng Long giao dịch tại 54,66 – 55,36 triệu đồng/lượng. Giá vàng trang sức giao dịch tại 53,75 – 55,25 triệu đồng/lượng.

Thị trường sẽ sôi động

Giá vàng thế giới tăng cao hơn trong phiên giao dịch đầu tuần 4/4 khi kỳ vọng về các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ nhằm vào Nga liên quan tới chiến dịch quân sự của nước này tại Ukraine đã đánh bật thị trường chứng khoán và làm giảm sự mạnh tay đầu tư vào các tài sản rủi ro, bất chấp lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ tăng và đồng USD mạnh hơn.

Giá vàng giao ngay tăng 0,3% lên 1.930,02 USD/ounce vào lúc 11h30 GMT, trong khi giá vàng tương lai của Mỹ tăng 0,5% lên 1.933,80 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn tháng 6 tăng 12,40 USD lên 1.936,30 USD.

Nhà phân tích thị trường Carlo Alberto De Casa tại Kinesis cho biết: "Chúng tôi không thấy bất kỳ tiến triển tích cực nào trong các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine, các tài sản rủi ro bị lép vế và giá vàng đang tăng cao”.

Trong bối cảnh cuộc xung đột Nga-Ukraine tiếp tục leo thang căng thẳng, Đức cho biết phương Tây sẽ đồng ý áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Moscow, bao gồm cả việc xuất khẩu dầu và khí đốt tự nhiên của nước này. Động thái này đã khiến các thị trường chứng khoán chuyển sang thận trọng.

Tuy nhiên, từ góc độ thị trường, chiến sự không có nhiều thay đổi trong vài tuần qua. Điều đó đã cho phép nhiều thị trường ổn định và ít biến động hơn. Thị trường kim loại cũng tập trung nhiều hơn vào lạm phát gia tăng và tác động của nó đối với thị trường và nền kinh tế thế giới. Lịch sử cho thấy rằng lạm phát có vấn đề chắc chắn làm tăng giá thị trường kim loại.

Tuy nhiên, mức tăng của vàng thỏi đã được giới hạn vào ngày thứ Sáu tuần trước khi báo cáo việc làm mới của Mỹ củng cố thêm kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục tăng lãi suất.

Vàng rất nhạy cảm với việc tăng lãi suất của ngân hàng trung ương Mỹ, vì làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng vốn không mang lại lợi nhuận.

Các nhà đầu tư đang tìm kiếm dấu hiệu của bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc Fed sẽ tăng lãi suất lên 50 điểm cơ bản như thông báo được đưa ra trong cuộc họp hồi tháng 3.

Trước đó, nhà phân tích cấp cao Jeffrey Halley của công ty môi giới tài chính OANDA (Mỹ) cho biết: “Mặc dù cuộc xung đột tại Đông Âu có thể khiến giá vàng giảm nhưng hiện tại giá kim loại quý này đang chịu ảnh hưởng bởi lợi suất trái phiếu Mỹ cao hơn và đồng USD mạnh lên”.

Đồng USD mạnh lên khiến vàng kém hấp dẫn hơn đối với những người nắm giữ các đồng tiền khác, trong khi lợi suất cao làm tăng chi phí cơ hội nắm giữ những tài sản không sinh lời như vàng.

Theo chuyên gia phân tích kỹ thuật Wang Tao của hãng tin Reuters, giá vàng giao ngay có thể giảm xuống 1.898 USD/ounce vì giá kim loại quý này đã giảm xuống dưới ngưỡng hỗ trợ 1.924 USD/ounce.

Vì sao Nga ấn định giá vàng?

Liên quan thị trường vàng, vừa qua, Ngân hàng Trung ương Nga (BOR) đã buộc phải tạm dừng mua vàng từ các ngân hàng trong nước để đảm bảo đủ nguồn cung cho người dân.

Tuy nhiên trong đầu tuần này, BOR đã mua vàng trở lại, đồng thời ấn định mức giá vàng cố định 5.000 Ruble/gram vàng (tương đương 52 USD/gram vàng) trong khoảng thời gian từ 28/3 đến 30/6/2022 và có thể gia hạn thêm, thấp hơn mức giá trên thị trường quốc tế khoảng 16 USD mỗi gram vàng.

Chuyên gia phân tích của tập đoàn Gainesville Everett Millman cho biết, động thái ấn định mức giá vàng cố định của BOR cho thấy nước này muốn liên kết giá trị đồng Ruble với vàng. Điều này một mặt giúp đồng Ruble được nâng cao giá trị, phục hồi trở lại sau cú rơi tự do, mặt khác giúp Nga có thể tìm kiếm nguồn tài trợ và quản lý nguồn tài chính của BOR bên ngoài hệ thống USD.

“Vàng là tài sản hợp lý nhất mà Nga có thể sử dụng để tránh các lệnh trừng phạt”, ông Everett Millman nhấn mạnh.

Đại diện nhà sản xuất vàng Polymetal International Plc của Nga cho biết: "Chúng tôi đang chứng kiến sự gia tăng đáng kể về nhu cầu đối với vàng trên thị trường bán lẻ. Các ngân hàng sẵn sàng trả với giá theo chuẩn quốc tế chứ không phải ở mức 5.000 Ruble/gram".

Mặc dù giá vàng không có xu hướng phản ứng với các yếu tố cơ bản của cung cầu như các loại hàng hóa khác, chẳng hạn như kim loại cơ bản, năng lượng, nông sản… song triển vọng xuất khẩu của Nga suy yếu cũng sẽ làm giảm nguồn cung trên toàn cầu.

Nhà phân tích tại Standard Chartered Suki Cooper nhận định: "Thị trường vàng thường trong trạng thái thặng dư… Nếu nhu cầu của Nga tăng lên, sản lượng khai thác của họ không được đẩy ra thị trường quốc tế thì nguồn cung dư thừa của các quỹ ETF sẽ bị thu hẹp, thị trường vàng có thể gần về mức cân bằng hơn, lần đầu tiên kể từ năm 2015".

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả