Giá ure tiếp tục giảm, giá DAP đi ngang
Giá ure giao ngay tại Trung Quốc ngày 25/5 là 3.230 nhân dân tệ/tấn (479 USD/tấn), giảm 0,3% so với ngày trước đó.
Theo Sunsirs, giá ure giao ngay tại Trung Quốc ngày 25/5 là 3.230 nhân dân tệ/tấn (479 USD/tấn), giảm 0,3% so với ngày trước đó. Giá loại phân bón này liên tục tăng từ tuần thứ hai của tháng 4 đến giữa tháng 5, sau đó đi ngang và giảm ba ngày liên tiếp. So với đỉnh 13/5, giá ure thấp hơn 1,2%.
Theo Investing.com, giá ure tương lai tại Trung Đông là 700 USD/tấn, giữ nguyên so với ngày trước đó. Từ đầu tháng 5, ure liên tục đi xuống và giảm từ 735 USD/tấn xuống mức 700 USD/tấn và giữ nguyên trong 5 ngày qua.
Giá DAP đi ngang ở mức 4.125 nhân dân tệ/tấn (612 USD/tấn) so với ngày trước đó, tiếp đà ổn định trong ba ngày. Giá DAP giữ nguyên từ cuối tháng 2 đến cuối tháng 4 ở mức 3.645 nhân dân tệ/tấn (541 USD/tấn), sau đó tăng và ổn định trong ba ngày qua.
Theo DTN, trong tuần kết thúc vào ngày 20/5, giá hai loại phân bón giảm, một loại tăng còn 5 loại đi ngang.
Ure và kali lần lượt hạ 7 USD/tấn, 3 USD/tấn, xuống còn 1.000 USD/tấn và 878 USD/tấn. UAN32 nhích lên 1 USD/tấn và giao dịch ở 730 USD/tấn.
5 loại đi ngang là DAP, MAP, 10-34-0, phân khô và UAN28. Các của 5 loại này theo thứ tự là 1.059 USD/tấn, 1.083 USD/tấn, 906 USD/tấn, 1.529 USD/tấn và 634 USD/tấn.
So với cách đây một năm, giá 10-34-0 cao hơn 46%, MAP cao hơn 53%, DAP tăng 65%, UAN28 cao hơn 75%, UAN32 tăng 80%. Các loại khác là ure, kali và phân khô tăng lần lượt 91%, 100% và 113%.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 4, Việt Nam nhập khẩu 324.579 tấn phân bón với giá 478,5 USD/tấn. So với tháng 3, giá tăng 2,8% nhưng so với cùng kỳ năm ngoái, giá nhập khẩu tăng 70,7%. Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này từ thị trường chủ đạo Trung Quốc tăng 14% về lượng, tăng 20,7% kim ngạch so với tháng 3, ở mức 157.095 tấn, tương đương 63,58 triệu USD.
Nhập khẩu từ thị trường Nga tiếp tục giảm hơn 49% về lượng và giảm 52% kim ngạch với 20.093 tấn, tương đương 13,9 triệu USD.
Tính chung 4 tháng đầu năm, lượng phân bón mua từ các nước ở mức 1,3 triệu tấn (giảm 5,7% so với cùng kỳ năm 2021), trị giá gần 595,3 triệu USD (tăng 65,6%). Giá trung bình trong 4 tháng là 475,4 USD/tấn, tăng 75,6% so với cùng kỳ 2021.
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) cho rằng sở dĩ giá thành phân bón tăng cao bởi nguyên liệu đầu vào của lĩnh vực này tăng. Đơn cử như để sản xuất phân DPA phải có lưu huỳnh và từ đầu năm đến nay giá nhập khẩu mặt hàng này tăng 85,6%. Hay mặt hàng kali nhập khẩu để sản xuất phân NPK cũng tăng 82%, ngoài ra, chưa kể việc tăng giá nguyên liệu, chi phí logistics.
Theo Sunsirs, giá lưu huỳnh, nguyên liệu trong sản xuất phân bón, cũng giữ nguyên so với ngày 24/5 và giao dịch ở 4.063 nhân dân tệ/tấn (603 USD/tấn). 2-etylhexanol (2-EH), chất được sử dụng trong sản xuất cao su, khai thác dầu khí, giữ nguyên với 12.566 nhân dân tệ/tấn (1.864 USD/tấn). Photpho vàng hạ 0,8% xuống còn 39.500 nhân dân tệ/tấn (5.861 USD/tấn).
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận