Giá tiêu hôm nay 21/3/2023: Hàng ra ‘nhỏ giọt’ giữa vụ thu hoạch, tác động từ yếu tố thị trường Trung Quốc lên giá tiêu Việt Nam
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 64.000 - 66.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 64.000 - 66.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai, Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 64.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk (65.000 đồng/kg); Bình Phước (65.500 đồng/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 66.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.
Hiện sản lượng vụ mới được đánh giá kém khả quan. Từ khi hồ tiêu rớt giá, các hộ dân ít chăm sóc, đầu tư nên dẫn đến tăng số lượng cây tiêu bị chết, sâu bệnh.
Cùng với đó, giá cả thấp nên người còn phá bỏ tiêu và thay thế bằng loại cây khác như: Cao su, sầu riêng và các loại cây ăn trái khác. Việc nhà nông bị thiệt hại kép vụ mùa này đang báo hiệu khó khăn tái đầu tư cho cây tiêu năm tới.
Như vậy nguồn cung trong ngắn hạn sẽ ngày càng ít đi. Trong khi nhu cầu thế giới sẽ sớm trở lại sau suy thoái toàn cầu.
Theo Vietnambiz, trong 3 tháng đầu năm nay, giá tiêu tăng mạnh ngay cả khi đang trong vụ thu hoạch. Theo đó, tính đến ngày 20/3, giá tiêu tăng 6.600 đồng/kg (tương đương 10%) so với đầu tháng 1, lên khoảng 65.000 - 67.000 đồng/kg.
Bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) giải thích, về nguyên lý, nguồn cung thời điểm hiện tại sẽ khá dồi dào vì đang trong thời điểm thu hoạch. Tuy nhiên, năm nay, thu hoạch tiêu chậm, tính trung bình cả nước mới chỉ thu hoạch 50 - 60% lượng tiêu của niên vụ 2022 - 2023.
“Năm nay giá nhân công thu hái cao hơn rất nhiều so với mọi năm. Ví dụ những năm trước, tiền thuê nhân công khoảng 250.000 - 300.000 đồng /công nhưng năm nay giá đó không thể thuê. Thậm chí, người dân trả cao hơn cũng không có người hái. Do đó, năm nay các hộ tự hái, thu hoạch đến đâu, bán đến đó, chưa kể bà con mất thêm thời gian phơi sấy nên tốc độ hàng ra thị trường “nhỏ giọt”. Điều này ảnh hưởng đến chuyện nếu có đơn hàng lớn thì doanh nghiệp cũng không thể mua số lượng lớn”, bà Liên nói.
Ngoài ra, bà cho biết thêm năm nay nhiều diện tích trồng tiêu cũng chuyển sang mục đích trồng các cây khác nên tổng diện tích tiêu cũng bị thu hẹp. Qua sự sàng lọc của thị trường, trong nhiều năm qua cũng có những vùng trồng chuyển theo hướng bền vững.
Theo nhận định của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), một yếu tố khác giúp thúc đẩy giá tiêu trong nước là Trung Quốc mua hàng trở lại sau một năm đóng cửa nền kinh tế vì đại dịch Covid-19.
(tổng hợp)
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận