Giá than mất mốc 400 USD/tấn, khí đốt tăng 8%
Giá than tương lai tại Australia là 390 USD/tấn, giảm hơn 4% so với cuối tuần trước.
Diễn biến giá than tại Australia. Nguồn: Trading Economics |
Giá than tương lai tại Australia ngày 30/5 là 390 USD/tấn, giảm hơn 4% so với cuối tuần trước.Giá than hiện thấp hơn đỉnh khoảng 7%.
Giá thành tăng cao do lo ngại nguồn cung thắt chặt khi các nước phương Tây tuyên bố sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hệ thống tài chính và các sản phẩm năng lượng của Nga sau cuộc chiến tại Ukraine.
Bộ Tài chính Trung Quốc đã cắt giảm thuế nhập khẩu đối với tất cả các loại than xuống 0% từ ngày 1/5/2022 đến 31/3/2023 để đảm bảo an ninh năng lượng trong bối cảnh giá cả thế giới tăng cao.
Trước đó, trong tháng 4, nhập khẩu than của Trung Quốc đã tăng 43% so với tháng 3. Việc mua hàng tích trữ do lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung ảnh hưởng từ cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine đã thúc đẩy nhập khẩu.
Về giá khí đốt, mặt hàng này tại Anh tăng 7,6% so với cuối tuần trước và ở mức 165 xu Anh/therm (2,1 USD/therm). Từ giữa tháng 4 đến nay, giá mặt hàng này dao động từ 130 xu Anh/therm (1,6 xu Anh/therm) đến 180 xu Anh/therm (2,3 USD/therm).
Giá khí đốt tại châu Âu là 88 euro/mwh (95 USD/mwh), tăng 1% so với cuối tuần trước.
Giá tại Mỹ là 8,8 USD/MMBtu, tăng 1,2% so với cuối tuần trước và tiến sát đỉnh 9 USD/MMBtu ghi nhận đầu tháng 5.
Thị trường khí đốt, đặc biệt là châu Âu, bị tác động lớn bởi cuộc chiến tại Ukraine vì Nga là nhà xuất khẩu lớn trên thế giới. Theo Reuters, kho trữ khí đốt Haidach của Áo không thể nhận thêm khí đốt tự nhiên trước mùa đông tới do bị tập đoàn Gazprom của Nga cắt nguồn cung.
Cơ sở Haidach do Gazprom xây dựng, vận hành và là kho chứa thuộc diện lớn nhất ở châu Âu, có khả năng tích trữ khí đốt bảo đảm cho 4 tháng tiêu thụ ở Áo.
Với Italia, lệnh cấm vận khí đốt Nga có thể dẫn tới thiếu hụt nghiêm trọng đối với những ngành công nghiệp và dịch vụ của nước này, theo nghiên cứu do Hiệp hội các nhà công nghiệp Italia Confindustria công bố cuối tuần qua.
Các nhà phân tích cho rằng việc ngăn chặn nhập khẩu khí đốt Nga, nhà cung cấp chính của Italia trong những năm gần đây, có thể tác động rất mạnh đến nền kinh tế Italia vốn đã suy yếu. Cú sốc như vậy sẽ gây ra thiếu hụt nghiêm trọng lượng khí đốt cho các ngành công nghiệp và dịch vụ đồng thời làm tăng thêm chi phí năng lượng.
Nghiên cứu trên chỉ ra rằng Italia thiếu khí đốt Nga sẽ khiến GDP giảm trung bình 2% mỗi năm trong giai đoạn 2022-2023.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận