Giá lúa gạo phiên đầu tuần sôi động
Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã tăng trưởng ấn tượng, với lượng xuất 2,07 triệu tấn và kim ngạch 1,37 tỷ USD; tăng 12% về lượng và tăng 40% về kim ngạch.
Giá lúa gạo hôm nay (1/4) tại thị trường trong nước sôi động; nhu cầu mua gạo của các kho đều, giá ổn định.
Theo số liệu trên báo Quân Đội Nhân Dân, tại các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long, giá lúa gạo hôm nay không biến động, giao dịch sôi động. Tại các địa phương như Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp… bình quân giá lúa dao động quanh mốc 7.400 - 8.000 đồng/kg.
Theo cập nhật của Sở NN&PTNT tỉnh An Giang, lúa Đài thơm 8 dao động quanh mốc 7.700 - 7.900 đồng/kg; lúa OM 18 ở mức 7.700 - 7.900 đồng/kg; IR 504 ở mức 7.400 - 7.500 đồng/kg; OM 5451 ở mức 7.500 - 7.600 đồng/kg; lúa OM 380 dao động 7.500 - 7.600 đồng/kg; lúa Nàng Hoa 9 dao động quanh mốc 7.700 - 7.900 đồng/kg; nếp Long An duy trì quanh mốc 7.700 - 7.900 đồng/kg.
Hiện nhu cầu mua gạo của các kho đều, giá tăng từ 100 - 500 đồng/kg. Tại Sa Đéc (Đồng Tháp), nguồn gạo về ít, chủ yếu gạo xấu, gạo đẹp các bạn hàng dựa lại nhiều, chờ tình hình mới.
Tại Sa Đéc, gạo về giảm lại so với tuần trước, kho mua đều, bạn hàng chào tăng giá. Cụ thể, giá gạo nguyên liệu IR 504 dao động quanh mốc 10.500 - 10.550 đồng/kg, tăng 450 - 500 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 duy trì ổn định ở mức 12.900 - 13.000 đồng/kg, tăng 300 đồng/kg.
Với mặt hàng phụ phẩm, giá tấm IR 504 ở mức 10.500 - 10.600 đồng/kg, tăng 300 đồng/kg; cám khô duy trì ổn định quanh mức 4.800 - 4.900 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg.
Tại các chợ lẻ, giá gạo đi ngang. Theo đó, giá gạo thường dao động quanh mốc 14.000 - 15.000 đồng/kg; gạo Jasmine 17.000 - 18.000 đồng/kg; gạo Nàng Nhen 26.000 đồng/kg; thơm Thái hạt dài 19.000 - 20.000 đồng/kg; gạo Hương lài 21.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg.
Đáng chú ý trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hôm nay chững lại và đi ngang sau phiên điều chỉnh giảm. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam VFA, gạo tiêu chuẩn 5% tấm hiện ở mức 592 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 558 USD/tấn; gạo 100% tấm duy trì ổn định ở mức 478 USD/tấn.
Quý I-2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã tăng trưởng ấn tượng, với lượng xuất 2,07 triệu tấn và kim ngạch 1,37 tỷ USD; tăng 12% về lượng và tăng 40% về kim ngạch so với 3 tháng đầu năm 2023. Việt Nam tiếp tục là một trong 3 quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn cầu, bên cạnh Ấn Độ và Thái Lan.
Việt Nam chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn cầu
Việt Nam là một trong ba quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn cầu. Vì vậy, tất cả sự thay đổi về chính sách, biến động về cung cầu và khuynh hướng giá cả của các quốc gia tiêu thụ gạo trên thế giới đều ảnh hưởng trực tiếp đến ngành gạo Việt Nam, theo báo Tuổi Trẻ.
Hiện nay ngành lúa gạo Việt Nam đã nâng cao vị thế, mở rộng thị trường tới hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt, những thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Úc, khu vực Trung Đông cũng đang có xu hướng ưa chuộng các loại gạo chất lượng cao của Việt Nam.
Năm 2023 xuất khẩu gạo Việt Nam lập kỷ lục về sản lượng, năng suất với kim ngạch xuất khẩu 4,78 tỷ USD, tăng 36,6% so với năm trước. Tiếp nối những thành công có được, dự kiến năm 2024, dự kiến xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục khởi sắc, hướng tới cột mốc kim ngạch 5 tỷ USD. Tuy nhiên, đây cũng là năm thị trường gạo thế giới được dự báo sẽ có nhiều biến động cả về sản lượng, nhu cầu và các chính sách liên quan từ các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu. Do vậy, đổi mới sản xuất và linh hoạt điều hành xuất khẩu gạo sẽ là điều kiện quan trọng để ngành lúa gạo Việt Nam đạt tăng trưởng như kỳ vọng.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận