24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Minh Nhật
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Gia đình nguyên Chủ tịch VEAM bị bắt, sở hữu bao nhiêu cổ phần công ty?

Trước đó, ngày 3.8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại VEAM và một số đơn vị thành viên.

Cùng ngày, C03 đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét đối với ông Trần Ngọc Hà, nguyên Chủ tịch HĐQT, nguyên Tổng Giám đốc VEAM; Lâm Chí Quang, nguyên Tổng giám đốc; Vũ Từ Công, Phó tổng giám đốc; và Nguyễn Mạnh Chung, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn máy kéo nông nghiệp, cùng về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, quy định tại điều 219 bộ luật Hình sự năm 2015.

Theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm, VEAM đã được cổ phần hoá (mã VEA), niêm yết năm 2018, với cổ đông lớn nhất là Bộ Công thương sở hữu 1,1 tỉ cổ phiếu, tương đương 88,47% vốn điều lệ. Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Hoà An hơn 79,7 triệu cổ phiếu, tương đương khoảng 6% vốn điều lệ.

Số cổ đông cá nhân còn lại chủ yếu thuộc về ông Trần Ngọc Hà và người thân trong gia đình. Cụ thể, ông Hà hiện nắm giữ 102.400 cổ phiếu VEA, tỷ lệ 0,01%; bà Trần Thị Diệu Khanh, vợ ông Hà sở hữu 100.000 cổ phiếu.

Ngoài ra, em trai ông Hà là Trần Ngọc Sơn nắm giữ 16.600 cổ phần, Trần Ngọc Lâm 11.100 cổ phần. Số còn lại gồm: chị gái Trần Thị Hải, em gái Trần Thị Thanh và Trần Thị Xuân, em dâu Đặng Thì Hồng Ánh, mỗi người sở hữu 10.000 cổ phần.

Như vậy, tổng số cổ phần ông Hà, vợ và những người trong gia đình nắm giữ là 270.100 cổ phiếu. Với mức giá cổ phiếu VEA đóng cửa ngày 3.8 là 59.300 tỉ đồng/cổ phiếu, tổng số tiền gia đình ông Hà nắm giữ tương ứng hơn 16 tỉ đồng.

Gia đình nguyên Chủ tịch VEAM bị bắt, sở hữu bao nhiêu cổ phần công ty? - ảnh 1

Đại hội cổ đông VEAM vừa diễn ra bãi miễn ông Trần Ngọc Hà. Ảnh Tiêu Phong

Kinh doanh chính lẹt đẹt, lãi nhờ gửi ngân hàng

Trong báo cáo giải trình lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp quý 2 của công ty mẹ ngày 30.7, VEAM có lợi nhuận sau thuế gần 7.000 tỉ đồng, tăng 35% so với quý 2 năm 2018 ở mức hơn 5.161 tỉ đồng. Tuy nhiên, khoản lợi nhuận có được chủ yếu do đi gửi tiền ngân hàng và góp vốn, còn lại hoạt động kinh doanh chính lắp, nhập khẩu máy nông nghiệp khá lẹt đẹt.

Trong quý, VEAM có doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ đạt gần 205,5 tỉ đồng, giảm 62% so với cùng kỳ năm ngoái, dẫn tới lợi nhuận gộp giảm gần 61% xuống chỉ còn 9,6 tỉ đồng so với 37,2 tỉ đồng của quý 2 năm 2018.

Các khoản thu đến từ liên kết của công ty mẹ - Tổng Công ty với sở hữu 30% tại Công ty Honda Việt Nam, tương ứng 359,3 tỉ đồng và 20% tại Công ty Ô tô Toyota Việt Nam, khoảng 287,7 tỉ đồng. Ngày 30.6, khoản phải thu cổ tức từ công ty Honda Việt Nam còn hơn 5.824 tỉ đồng, từ Toyota Việt Nam hơn 840 tỉ đồng và Ford Việt Nam hơn 286 tỉ đồng.

Trước đó, ông Trần Ngọc Hà (Chủ tịch HĐQT VEAM và là Tổng giám đốc giai đoạn 2015 - 2018) đã bị bãi miễn các chức vụ sau khi Thanh tra Bộ Công thương phát hiện nhiều sai phạm. Cụ thể là việc chuyển tiền thoải mái vào các thương vụ làm ăn không có trong kế hoạch sản xuất kinh doanh, hoặc không đúng quy định, đang để lại những di chứng hết sức nặng nề cho “ông lớn” ô tô quốc doanh này.

Điển hình nhất là năm 2017, Nhà máy ô tô VEAM (VM) ký 4 hợp đồng mua 3.000 bộ linh kiện của Công ty CP Thành Công (TCG), với tổng số tiền 1.634,99 tỉ đồng để lắp 3.000 ô tô Huyndai. Kết luận thanh tra của Bộ Công thương nêu rõ: việc mua 3.000 bộ linh kiện này không có trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của VM, không được phê duyệt của HĐQT và tổng giám đốc, vượt thẩm quyền được giao. Ngoài ra, còn không thực hiện việc tham khảo giá và đàm phán giá theo quy định...

Trong báo cáo mới đây gửi Bộ Công thương, VEAM cho hay, điều này “dẫn đến tồn kho cuối năm 2017 cao gấp hơn 2 lần so với kế hoạch tồn kho được giao”.

Cùng với đó, trong các năm 2016 và 2017, VEAM cũng nhập khẩu 2.010 bộ linh kiện xe Hyundai HD72 về bán cho VM lắp ráp và tiêu thụ. Đến tháng 12.2018, Cục Hải quan TP.Hà Nội kiểm tra sau thông quan đối với hoạt động nhập khẩu 2.010 bộ linh kiện HD72 thì đến tháng 3 và 4.2019 đã liên tiếp ra các văn bản truy nộp và phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 262,4 tỉ đồng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
38.50 +0.10 (+0.26%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả