Forward Looking - Hướng về phía trước
So Việt Nam, quốc gia có GDP-PPP bình quân đầu người (tính theo sức mua tương đương) gần 12 nghìn đô-la, hạng xếp 109 thế giới với các nước dẫn đầu thì thấy khoảng cách về mặt phát triển rất lớn. Xã hội Việt Nam, khi so sánh với các nước phát triển, đương nhiên, có rất nhiều điều làm cho số đông bức xúc.
Để giải tỏa dần những bức xúc và thúc đẩy xã hội phát triển, cố gắng làm những gì có thể trong những ràng buộc hiện tại là một tiếp cận khả dĩ và có lẽ là thực tế nhất.
Những vấn đề như mô hình hay triết lý luôn gây tranh cãi từ thủa loài người còn ăn lông, ở lỗ cho đến ngày nay. Do vậy, chúng ta không nên mong đợi phải xác định hay lựa chọn được mô hình hay triết lý rõ ràng trước khi bắt tay vào những vấn đề cụ thể.
Giáo dục là một lĩnh vực điển hình. Sẽ là lý tưởng nếu Việt Nam có được triết lý giáo dục một cách rõ ràng cùng với mô hình vận hành được sự đồng thuận cao trong xã hội. Tuy nhiên, trong lịch sử phát triển của nhân loại, tôi chưa thấy nước nào ở trình độ phát triển như Việt Nam hiện nay có được điều này. Do vậy, chúng ta không nên kỳ vọng vào những phép màu.
Cho dù mô hình hay triết lý nào thì một hệ thống giáo dục đại học của một quốc gia cũng cần phải tạo được những nền tảng cơ bản với các trụ cột gồm: quản trị, giảng dạy, nghiên cứu, và kết nối với thực tế.
Điều quan trọng hơn là khi nhìn vào những vấn đề cụ thể thì có rất nhiều việc có thể làm với tất cả chúng ta - những người quan tâm và kỳ vọng về một hệ thống giáo dục tốt cho Việt Nam mà không đụng chạm hay gây tranh cãi.
Nên theo cách tiếp cận hướng về phía trước (forward looking) để làm cho mọi thứ ngày một tốt hơn với dòng năng lượng tích cực và tâm lý lạc quan bao quanh thay vì bị chi phối bởi những bức xúc thường nhật, bao quanh bởi dòng năng lượng và tâm lý không tích cực.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận