FMC – Sản lượng xuất khẩu tiếp tục tăng
✅ Doanh khu thuần Q3-2023 đạt 1.793 tỷ đồng (+2,3% YoY; +73,7% QoQ) do sản lượng tôm xuất khẩu tăng 11,4% và giá bán tôm theo VND chỉ giảm 6,2% YoY.
✅ Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ (LNST CTM) Q3-2023 tiếp tục tăng lên 82 tỷ đồng (+6,1% YoY; +14,7% QoQ) nhờ vào cải thiện chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp (BH & QLDN).
✅ Dựa trên ước tính KQKD Q4-2023, VDSC điều chỉnh doanh thu và LNST CTM năm 2023 lần lượt là 5.017 tỷ đồng (-12% YoY) và 275 tỷ đồng (-10,4% YoY).
✅ Lý do: (1) sản lượng xuất khẩu Q4-2023 ước tăng 15% YoY, (2) biên lợi nhuận gộp cải thiện nhờ thu hoạch tôm ở vùng nuôi mới vào Q4/2023, và (3) tỷ trọng chi phí BH & QLDN/doanh thu ổn định.
KQKD Q3 2023 – Sản lượng xuất khẩu tăng trưởng so với cùng kỳ
Doanh thu thuần Q3-2023 đạt 1.793 tỷ đồng (+2,3% YoY; +73,7% QoQ) nhờ sản lượng tôm xuất khẩu tăng 11,4% YoY và giá bán tôm theo VND giảm 6,2% YoY.
Lạm phát tăng cao tại Âu Mỹ cũng như thị trường Nhật khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu làm giá bán tôm giảm. Thị trường Nhật có mức giảm giá bán mạnh nhất do mức nền giá cao trong năm 2022 và kinh tế hồi phục chậm trong năm 2023, thu nhập người lao động tiếp tục giảm, trong khi đồng yên ngày càng mất giá tạo áp lực lên giá bán.
Đối với thị trường Mỹ và EU, VDSC thấy nguồn cung tôm từ Ecudador, Ấn Độ ổn định với giá rẻ tạo nên áp lực khó hồi phục giá.
Đối với trong nước, sản xuất vẫn tiếp tục duy trì như năm ngoái trong khi nhu cầu tiêu thụ yếu dẫn đến lượng hàng tồn kho cao. Để giải phóng lượng tồn kho và tận dụng nhu cầu tăng mùa lễ hội, các doanh nghiệp phải đồng ý bán với giá thấp. Các mặt hàng tôm qua chế biến chỉ có thời gian bảo quản cấp đông dao động trong 2-3 tháng.
Năm 2023 – Kỳ vọng đạt kế hoạch kinh doanh điều chỉnh
Sản lượng xuất khẩu Q4-2023, VDSC dự kiến tăng 15% so với cùng kỳ chủ yếu đến từ thị trường Nhật (chiếm 40% doanh thu của FMC). VDSC nhận định việc thị trường Nhật tuy khó khăn trong việc kiểm tra chất lượng hàng bán nhưng khi đã đạt được yêu cầu về chất lượng nhập khẩu, thị trường này sẽ giúp FMC ổn định sản lượng bán trong dài hạn.
VDSC kỳ vọng giá bán sẽ tăng bằng giá trung bình 9T-2023 trong những tháng cuối năm 2023 khi mùa lễ hội đến gần. Chi phí tôm nguyên liệu và chi phí vận chuyển có khả năng tăng vào cuối năm sẽ góp phần tăng giá bán. Giá bán các thị trường cũng ít biến động từ tháng 3/2023.
Biên lợi nhuận Q4-2023 cải thiện so với cùng kỳ đạt 13,9% (+115 bps YoY; +365 bps QoQ). Sản lượng tôm tự nuôi cho cả vùng nuôi mới và vùng nuôi cũ sẽ được đưa vào sản xuất trong Q4/2023, giúp giảm giá vốn. Cùng với kỳ vọng giá bán đầu ra tăng, sẽ góp phần nâng biên lợi nhuận cho cả năm, ước đạt 10,3%.
Định giá cổ phiếu
VDSC giảm giá mục tiêu xuống 51.900 đồng/cổ phiếu, giảm 2% so với định giá cũ do điều chỉnh giảm dự phóng lợi nhuận so với dự báo gần nhất (vào ngày 28/07/2023).
Cộng với cổ tức tiền mặt dự kiến là 2.000 đồng, lợi nhuận kỳ vọng 12 tháng tới là 19,1% so với giá đóng cửa 45.250 đồng/cp tại ngày 30/11/2023, thông qua (1) điều chỉnh WACC từ 11,8% xuống 10,9%; (2) sử dụng EPS 2024 cho phương pháp định giá P/E, và (3) điều chỉnh giảm lợi nhuận dự báo năm 2023 & 2024 so với dự báo trước đây.
VDSC khuyến nghị TÍCH LŨY cổ phiếu này trong dài hạn.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận