FED khẳng định có các công cụ để kinh tế Mỹ tránh rơi vào tình trạng giảm phát
Phó Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Richard Clarida ngày 13/4 cho biết cú sốc mang tên dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đối với nền kinh tế sẽ không đẩy nước Mỹ vào kịch bản giảm phát vì FED có các công cụ và sức mạnh để ứng phó.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg, ông Clarida nhấn mạnh: "Chúng tôi có các công cụ để giữ nền kinh tế không rơi vào tình trạng giảm phát"
Theo ông Clarida, sự khác biệt giữa hai khái niệm lạm phát và giảm phát rất lớn. FED đặt mục tiêu lạm phát 2%, và khi xảy ra một giai đoạn giảm lạm phát, tức là giá vẫn tăng nhưng tăng chậm hơn, đồng nghĩa với việc không đạt được mục tiêu lạm phát. Nhưng giảm phát là vấn đề mang tính kinh niên hơn, khi hàng hóa và dịch vụ rẻ hơn và thường gắn với những giai đoạn kinh tế thảm khốc hơn như Đại suy thoái. Giá tiêu dùng giảm, lương có xu hướng giảm theo và các hộ gia đình cũng giảm chi tiêu.
Phó Chủ tịch FED ghi nhận rằng khi những lo ngại về dịch COVID-19 gia tăng trong tháng 2 và 3, giới chuyên gia phân tích trước tiên coi đây là một cú sốc tiềm ẩn đối với chuỗi dây chuyền cung ứng toàn cầu vì các tác động của dịch đối với hoạt động sản xuất ở Trung Quốc.
Điều này sẽ khiến giá cả tăng cao. Nhưng theo ông Clarida, thay vào đó, dịch bệnh lại "giáng đòn mạnh" vào nhu cầu, khiến lực cầu giảm sâu. Tuy nhiên, ông khẳng định FED có sức mạnh để ứng phó, với những chương trình như thúc đẩy cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và các chính quyền bang. Ông nói thêm rằng: "FED cũng đã cắt giảm lãi suất xuống mức gần 0%.
Trong một diễn biến khác, Ngân hàng SoftBank của Nhật Bản dự báo thiệt hại ròng lên tới 750 tỷ yen (6,94 tỷ USD) trong tài khóa 2019 (tính đến hết tháng 3) do tác động tiêu cực của dịch COVID-19. SoftBank giải thích giá trị đầu tư sụt giảm và lợi nhuận cũng giảm mạnh so với con số 1.410 tỷ yen đạt được cách đây một năm dẫn tới thiệt hại ròng nói trên.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận